Nguy cơ khủng hoảng năng lượng quay trở lại châu Âu

Nỗi lo về cuộc khủng hoảng năng lượng mới đã nhen nhóm trở lại ở châu Âu, trong bối cảnh Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine.

Đường ống dẫn khí của Tập đoàn Gazprom tại mỏ Kovykta. Ảnh: Sputnik
Đường ống dẫn khí của Tập đoàn Gazprom tại mỏ Kovykta. Ảnh: Sputnik

Theo đài Sputnik, hợp đồng quá cảnh khí đốt giữa Tập đoàn Gazprom của Liên bang Nga và Tập đoàn Naftogaz của Ukraine đã hết hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng ngày 1/1 (theo giờ Moskva). Chính quyền Kiev đã nhiều lần tuyên bố rằng không có ý định gia hạn thỏa thuận này.

Giới chuyên gia cảnh báo ngừng cung cấp khí đốt giá rẻ và ổn định từ Nga sẽ đẩy chi phí năng lượng tăng cao, đồng thời tạo áp lực lớn đối với lạm phát và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vốn đã diễn ra trong suốt năm qua.

Nhà phân tích chính trị Croatia Robert Frank nhận định: “Nếu xảy ra khủng hoảng năng lượng, châu Âu sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và điều này sẽ làm suy yếu thêm sức mạnh kinh tế của châu Âu”.

Ngoài ra, theo Giáo sư kinh tế Joze P. Damijan tại Đại học Ljubljana, việc Nga ngừng cung cấp khí đốt có thể sẽ làm gia tăng áp lực chi phí cho các ngành công nghiệp của Slovenia, từ đó đẩy giá tiêu dùng lên cao, gây thêm khó khăn cho người dân.

Châu Âu vẫn chưa thể hồi phục sau quyết định cắt giảm mạnh mẽ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Động thái này đã làm gia tăng đột biến về lạm phát và dẫn đến suy thoái kinh tế. Gazprom đã chấm dứt quá trình quá cảnh khí đốt qua Ukraine vào ngày 1/1 sau khi hợp đồng kéo dài 5 năm với Naftogaz hết hạn.

Theo Gazprom, đường ống Urengoy – Pomary – Uzhgorod đã vận chuyển khoảng 15,5 tỷ m3 khí đốt, chiếm khoảng 4,5% tổng lượng khí đốt tiêu thụ tại Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Các quốc gia như Moldova và bốn nước EU - Slovakia, Áo, Italy và Cộng hòa Séc - đều nhận khí đốt qua tuyến đường này.

Hiện tại, dòng khí đốt duy nhất từ Nga sang châu Âu vẫn là qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp khí đốt cho Romania, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Serbia, Bosnia và Herzegovina, cùng Hungary. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nguồn cung này đang đặt ra những câu hỏi lớn về tính ổn định và khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu trong tương lai.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế giới hân hoan bước sang năm mới 2025

Thế giới hân hoan bước sang năm mới 2025

Khi năm 2024 khép lại, các quốc gia trên khắp thế giới chuẩn bị cho khoảnh khắc chuyển giao đầy hy vọng từ năm cũ sang năm mới 2025. Dù mỗi nơi có cách chào đón riêng biệt, nhưng đều chung một tinh thần: hy vọng và niềm vui. Các thành phố lớn từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ đều đang tích cực chuẩn bị cho những lễ hội hoành tráng, những màn pháo hoa rực rỡ và những buổi tiệc đường phố sôi động.

ASEAN và Nhật Bản khai thác tiềm năng hợp tác

ASEAN và Nhật Bản khai thác tiềm năng hợp tác

Quan hệ đối tác trong hơn 50 năm qua giữa ASEAN và Nhật Bản đã đem lại nhiều thành quả, nổi bật là trong lĩnh vực kinh tế. Trước những thách thức và cơ hội mới đặt ra, ASEAN và Nhật Bản đang nỗ lực đưa ra lộ trình hợp tác trong tương lai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thông qua "chất xúc tác" là đổi mới, sáng tạo.

fb yt zl tw