Người Việt nói tiếng Việt

Cuốn 'Người Việt nói tiếng Việt' như cẩm nang đề cập đến những sưu tập, khảo cứu về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trước nay bị các từ điển bỏ sót, hoặc trao đổi lại phần giải nghĩa.

Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM vừa ra mắt bạn đọc tác phẩm Người Việt nói tiếng Việt của tác giả, nhà báo Nguyễn Quang Thọ.

Tác giả ghi nhận ban đầu về sự vắng mặt của các thành ngữ theo quy luật không ngừng phát triển của xã hội. Trong khi vốn tiếng Việt lại vô cùng phong phú, nhiều từ ngữ mới xuất hiện, dãy thành ngữ cần tìm ra giải nghĩa trọn vẹn ngày một nhiều hơn. Đây là một thách thức vừa khó nhằn, vừa thú vị mà nhà báo Nguyễn Quang Thọ muốn dấn thân để tìm cho ra lời giải.

Chất liệu làm nên cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt là trong khoảng thời gian chừng 10 năm, tác giả đặt mình vào vai trò “con mọt sách” để “gặm nhấm” một loạt từ điển đã ấn hành.

Qua đó, ông phát hiện ra còn nhiều câu thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, hoặc đã thâu nhận nhưng cách giải thích chưa thỏa đáng, cần hiểu theo cách khác. Tác giả mày mò, cặm cụi một cách nhẫn nại ghi chép và bắt đầu quá trình viết từ 1 từ đến hơn 100.000 từ. Dần dà, ông thấy cần đối chiếu với từ điển của các tác giả khác.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Quang Thọ.

"Càng nhiều lần sử dụng từ điển, chúng ta sẽ càng học được nhiều hơn, hiểu kỹ hơn và yêu quý hơn tiếng mẹ đẻ, nhưng đồng thời cảm giác tiếc nuối, xót xa xen lẫn lo âu cũng lớn dần lên khi thấy nhiều từ ngữ bị bỏ sót hoặc giải nghĩa sai lệch", nhà báo Nguyễn Quang Thọ chia sẻ.

Cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt dày hơn 380 trang, sưu tập hơn 600 thành ngữ và tục ngữ không có mặt trong từ điển, mặc dù rất thông dụng trong đời sống.

Sách gồm ba phần chính: Mắt thấy tai nghe; Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật; Đánh trống qua cửa nhà sấm.

Trong đó, có nhiều cụm từ tác giả cho rằng chưa chính xác như: Nhạt như nước ốc ao bèo; Bầu sao nấu nước ao cũng ngọt; Làm ruộng thì gia, làm nhà thì tốn; Bảo hoàng hơn vua; Mồm như cái tỉ vịt… Hoặc có các cụm từ thú vị mà chúng ta sẽ bắt gặp và nghe thấy đâu đó trong đời sống thường ngày như: Để Mị nói cho mà nghe; Ăn cơm trước kẻng; Chạy mất dép; Tiền trao cháo múc; Nằm mơ giữa ban ngày; Mảnh tình vắt vai; Xuống dốc không phanh; Cạp đất mà ăn; Hái ra tiền; Nói cho vuông; Cầm đèn chạy trước ô tô; Nhà mặt phố, bố làm quan; Nóng chảy mỡ; Thấy thương luôn; Thở oxy; Liều ăn nhiều; Khóc tiếng Miên; Ngon nhức nách; Tới luôn đi bác tài; Được ăn cả, ngã nằm luôn; Hồng nhan bạc tỉ; Máy bay bà già, phi công trẻ; Trả dép tôi về; Lặn không sủi tăm…

“Cuốn sách này không giúp bạn trả lời được hết mọi câu hỏi. Thậm chí, còn làm cho người đọc đặt ra nhiều câu hỏi hơn. Tôi hy vọng đem đến cho độc giả một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc. Vốn từ của một dân tộc vô cùng lớn, không ai biết hết được. Muốn biết nhiều phải học nhiều. Học từ lúc nằm nôi cho tới khi xuống lỗ. Mỗi ngày sống là một ngày điền dã”, tác giả tâm sự.

Nhận xét về cuốn sách, nhà văn, nhà báo Lê Minh Quốc cho rằng: “Nhà báo Nguyễn Quang Thọ đã bổ sung thêm một loạt từ mới/cách nói mới vừa xuất hiện trong đời sống gần đây, đa dạng, biến hóa tài tình trong hành trình phát triển của tiếng Việt. Không chỉ kỳ công mà còn là một trong những cách thể hiện tấm lòng mình về tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt. Một khi yêu lấy tiếng Việt tận xương tủy cũng chính là yêu lấy non sông gấm vóc nước Việt”.

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ.
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đức tại trường Đại học Tổng hợp Các Mác, thành phố Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1979 (nay là Đại học Tổng hợp Leipzig).

Biên tập viên NXB Thanh Niên.
Chủ biên tập san Văn hóa & Đời sống, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1991-1992) Tốt nghiệp cao học với đề tài “Thành ngữ so sánh tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt)”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2005).
Tổng Biên tập báo Yêu Trẻ từ 1997 - 2010.

Hiện sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa cổ tích thơm hương

Mùa cổ tích thơm hương

Mùa thu về nồng nàn trên phố cũng là lúc, những gánh hàng trong chợ bày bán vàng ruộm mẹt sấu chín, những gói cốm xanh non thơm dịu trong lá sen, lá dong với chiếc lạt rơm, thì hẳn nhiên không thể thiếu những quả thị vàng thơm thơm đâu đó.

[Ảnh] Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

[Ảnh] Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau những giai điệu Then, tiếng đàn tính giàu cảm xúc...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Nắng Ba Đình"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Nắng Ba Đình"

Tối 27/8, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nắng Ba Đình” do Báo Đại biểu nhân dân chủ trì, phối hợp với một số đơn vị tổ chức nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

Lời yêu

Lời yêu

"Lời yêu" là nhan đề bài thơ của tác giả Mai Mơ, xuất bản trên báo Lào Cai cuối tuần số 1000, ra ngày 24 tháng 8 năm 2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

Hai thí sinh 5 tuổi của Việt Nam giành giải đặc biệt tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Vienna

Hai thí sinh 5 tuổi của Việt Nam giành giải đặc biệt tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Vienna

Trước hơn 300 thí sinh đăng ký gửi bài trực tuyến và 44 gương mặt tham gia vòng chung kết từ hơn 22 quốc gia, các nghệ sĩ trẻ tuổi từ Việt Nam đã lưu lại dấu ấn đặc biệt tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Vienna (Vienna International Arts Festival) năm 2024, diễn ra vào trung tuần tháng 8 tại thành phố được mệnh danh là một trong những cái nôi âm nhạc của thế giới.

Tình yêu hoa thạch thảo

Tình yêu hoa thạch thảo

Ai đó đã từng nói rằng: “Quà tặng không cần đắt tiền, chỉ cần đúng tâm lý”. Với chị, quà anh tặng mang nghĩa như vậy. Đó là món quà của sự yêu thương nhưng cũng là sự thông hiểu. Món quà ngọt ngào anh thường tặng chị vào những ngày thu mang tên: hoa thạch thảo.

"Dưới khung trời ngát xanh" - từ Khát vọng Dế Mèn bước vào trang sách

"Dưới khung trời ngát xanh" - từ Khát vọng Dế Mèn bước vào trang sách

“Dưới khung trời ngát xanh” là tập bản thảo truyện dài của tác giả Lữ Mai, từng được trao giải Giải Khát vọng Dế Mèn của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5, năm 2024 do Báo Thể thao và Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức. Tháng 8 này, tập truyện dài đã chính thức được Linh Lan Books ấn hành để kịp đến tay bạn đọc nhỏ tuổi như một món quà trong trẻo, dễ thương của mùa hè.

Bồi đắp đam mê văn chương cho thế hệ trẻ

Bồi đắp đam mê văn chương cho thế hệ trẻ

Tổ chức trại sáng tác văn học cho các cây bút trẻ đã là truyền thống của nhiều hội văn học nghệ thuật trong cả nước. Những năm gần đây, một số địa phương ở miền xa, như: Đắk Lắk, Bắc Kạn, Hà Giang... đang triển khai rất sôi động mô hình này, góp phần bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ, hướng các em đến giá trị chân-thiện-mỹ.

fbytzltw