Người ''vẽ'' lối đi riêng trên nền thổ cẩm

Với niềm đam mê thổ cẩm truyền thống, Giàng Thị Chá đã chọn cho mình con đường riêng để khởi nghiệp, đó là phát triển mẫu hoa văn trên nền thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, để đến được thành công hôm nay, cô gái này cũng trải qua không ít chông gai.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gập ghềnh con đường đến với nghề

Cặm cụi với công việc thiết kế mẫu mã hoa văn mới bên chiếc máy may, đó là công việc quen thuộc từ gần chục năm nay của cô gái sinh năm 1995 Giàng Thị Chá. Sinh ra và lớn lên ở xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Vốn là người dân tộc Mông Hoa, nên từ nhỏ, Chá luôn đam mê với những sắc màu trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Chị Giàng Thị Chá gặp nhiều khó khăn trên con đường khởi nghiệp với nghề thổ cẩm.

Nhưng khi học hết cấp 3, theo nguyện vọng của bố mẹ, Chá đăng ký thi vào Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai, với mong muốn khi ra trường xin vào cơ quan nhà nước làm cán bộ. Nhưng sau khi tốt nghiệp, Chá lại thất nghiệp dài dài. Lúc này, niềm đam mê thổ cẩm đã trỗi dậy trong cô gái trẻ đầy nhiệt huyết này.

Chá thuyết phục bố mẹ cho theo nghề may quần áo. Ban đầu bố mẹ không đồng ý, nhưng thấy cô con gái quyết tâm và yêu nghề quá, nên họ mới chiều lòng cho Chá tự chọn lối riêng.

Khởi nghiệp đầy chông gai

Những ngày đầu khởi nghiệp, Chá chẳng có nổi tiền để mua cho riêng mình một chiếc máy khâu, Chá phải chọn mua chịu một cái máy cũ, theo hình thức trả dần. Có máy khâu, cô gái trẻ chứa đầy năng lượng tâm huyết lao vào sản xuất váy áo truyền thống. Nhưng thứ nhận về cũng chỉ là sự thất bại nhanh chóng. Bởi thứ hàng Chá sản xuất ra đều không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc bán ở chợ.

Giàng Thị Chá chia sẻ: “Dù thất bại, nhưng tôi vẫn không nản lòng, tôi tiếp tục tìm lối đi khác, bằng cách phát triển các loại họa tiết hoa văn mới, để may trên nền thổ cẩm truyền thống của người Mông".

1.jpg
Xưởng thiết kế mẫu hoa văn thổ cẩm của chị Giàng Thị Chá.

Từ đây, cô Chá lại mạnh dạn mày mò, nghiên cứu và phát triển cách tân các loại hoa văn truyền thống để tạo ra sự khác biệt.

Không ngờ, những sáng tạo táo bạo của Chá lại tạo ra sự thu hút và yêu thích đối với khách du lịch và thị trường. Từ đó, Chá chuyên tâm làm theo hướng này, càng ngày Chá càng nghiên cứu ra nhiều loại mẫu hoa văn cách tân, nhưng vẫn giữ được những nền tảng cơ bản của thổ cẩm truyền thống. Nhờ vậy, hàng của Chá sản xuất ra không bao giờ bị ế ẩm như xưa.

Mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ

Sau những thành công bước đầu, Chá đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách, chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mã, sau đó chuyển cho các chị em khác thêu thùa gia công. Nhờ đó mà nhiều chị em cũng có thêm việc làm và thu nhập từ hợp tác với cơ sở của Chá.

2.jpg
Gian hàng mẫu của chị Giàng Thị Chá rất đa dạng.

Bà Nguyễn Minh Tú, Phó Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thông tin Lào Cai, nhận xét: Cô Giàng Thị Chá là một người rất có nghị lực, quyết tâm và đam mê với nghề thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Cô ấy khởi nghiệp gặp khá nhiều khó khăn, nhưng khi làm được, cô ấy lại sẵn sàng san sẻ công việc và cơ hội cho các chị em khác cùng làm. Đó là điều rất đặc biệt ở cô gái này.

Kể từ khi mở rộng sản xuất, thì tôi cũng phải tìm hướng ra cho sản phẩm. Sau nhiều trăn trở, tôi chọn kênh bán hàng online qua mạng xã hội. Sau một thời gian, tôi bán hàng ra cả nước ngoài, tất cả đều nhờ trên nền tảng mạng xã hội.

Ra biển lớn gặp sóng gió lớn

Kể từ khi phát triển nền tảng thương mại online trên nền tảng mạng xã hội, thì Giàng Thị Chá lại gặp tình trạng bị xâm hại bản quyền sản phẩm.

"Khi mình đưa ra mẫu mã sản phẩm mới để quảng cáo trên mạng xã hội, thì chỉ vài hôm sau mẫu hoa văn của mình sẽ bị họ copy và đem đi in trên sản phẩm của họ. Mình có phản ứng, nhưng đều không nhận được sự hợp tác. Vì thế gây ra thiệt hại rất lớn cho công sức thiết kế của mình, cũng như các chị em gia công sản phẩm".

Đây là một trong những vướng mắc lớn mà cô Giàng Thị Chá thường xuyên gặp phải. Chị Chá cho biết, trong thời gian tới sẽ hướng đến việc đăng ký sở hữu bản quyền, để đảm bảo lợi ích cho cơ sở sản xuất của chị, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các chị em tham gia gia công sản phẩm của chị.

Báo Phụ nữ Việt Nam null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw