Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Những năm gần đây, đến các hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP hoặc xúc tiến thương mại của tỉnh, giữa rất nhiều hàng hóa nông sản các địa phương, người tiêu dùng rất ưa chuộng và tìm mua “Bưởi đường Nhà Triệu” của Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken, huyện Văn Bàn.

Theo lời mời của chị Triệu Thị Thảo, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken, tôi về thôn Bẻ 2 trong một ngày giữa tháng Hai.

Tranh thủ nắng hửng ấm sau chuỗi ngày mưa phùn kéo dài, chị Thảo đang xắn tay áo cùng các nhân công miệt mài ngắt những quả bưởi chín vàng trên cây, trong trang trại rộng mênh mông ở thôn Bẻ 2, xã Chiềng Ken. Bưởi thu hoạch đến đâu được xếp gọn lên xe đến đó, rồi chở thẳng về nhà chị Thảo ở thị trấn Khánh Yên. Từ đây, bưởi sẽ được chia theo các đơn đặt hàng để gửi đến người mua ở các địa phương trong huyện, tỉnh và cả các vùng lân cận nữa.

2.png

Chị Triệu Thị Thảo là người Dao đỏ, gốc ở xã Dần Thàng (huyện Văn Bàn). Trước đây, khi chưa bén duyên với trồng bưởi đường, chị đã từng làm công nhân Bưu điện Văn Bàn, rồi ra ngoài kinh doanh phân bón. Với niềm đam mê trồng trọt, chị mong muốn tìm một loại cây ăn quả phù hợp để đưa vào phát triển thành hàng hóa, ngay tại quê hương mình.

Ban đầu, thấy một số địa phương trong tỉnh trồng mít Thái, chị cũng định “theo chân” trồng loại quả này. Thế nhưng, qua lời giới thiệu của người anh họ ở Hà Nội về giống bưởi đường, chị “khăn gói quả mướp” đến tận nơi xem xét, rồi tham khảo kỹ đặc tính của loại cây này cùng với đất đai, thổ nhưỡng, nhu cầu của thị trường..., cuối cùng chị quyết định trồng giống bưởi mới tại quê hương Chiềng Ken.

Do cây bưởi đường ưa đất cằn, nhiều ánh sáng tự nhiên, có nguồn nước tưới dồi dào nên chị Thảo đã chọn bãi đất bỏ hoang ở bên dòng suối Nhù thuộc thôn Bẻ 2, xã Chiềng Ken làm nơi khởi nghiệp với dự án trồng bưởi đường. Người dân địa phương thấy chị Thảo chọn mua khu đất cằn cỗi, nơi trước đây đã từng được trồng nghệ và dong riềng theo dự án của huyện nhưng đều thất bại, thì lấy làm lạ lắm. Không ít người “bàn ra tán vào” về số phận của cây bưởi nếu trồng ở đây, rồi cũng như cây nghệ và cây dong riềng thôi...

5.png

Có đất, chị Thảo quy hoạch thành hàng lối, rồi trồng gần 2.000 gốc bưởi đường (mỗi gốc trồng ghép 3 cây để chọn cây tốt nhất) mang theo niềm hy vọng của bản thân và cả gia đình. Những ngày đầu chăm sóc cây, chị Thảo không nề hà, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, đọc tài liệu về cây có múi, từ việc đào vòng bón phân quanh gốc cho cây tạo cành, xanh lá đến việc làm sao cho cây sai hoa, đậu quả..., đều được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình canh tác. Đặc biệt, để bưởi ngọt, nhiều nước, mẫu mã đẹp, chị Thảo chỉ dùng phân bón hữu cơ, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học.

Kiên trì và chăm chỉ, sau 4 năm trồng, chăm sóc, gần 2.000 cây bưởi đường phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả đạt 100%. Vụ đầu tiên, năm 2022 vườn bưởi cho doanh thu 200 triệu đồng. Những năm sau, mỗi năm cho thu khoảng 800 triệu đồng.

Đứng giữa trang trại bạt ngàn bưởi chín, hương thơm ngào ngạt, chị Thảo nhớ lại: “Ngày cầm quả bưởi đầu tiên trên tay, vui đến ứa nước mắt, nhất là khi ăn thử, hương vị ngọt mát đặc trưng khiến mình vỡ òa trong hạnh phúc, bởi bao khó khăn vất vả đã đơm mùa quả ngọt”.

Tôi mừng cho chị, người phụ nữ dân tộc Dao đỏ ở tận trên núi cao Dần Thàng gian khó đã vượt ra khỏi định kiến, tự tin khởi nghiệp thành công từ mảnh đất quê hương nặng ân tình.

4.png

Giữa trưa, nắng xuân chiếu qua tán lá lấp lánh. Vừa gọt bưởi mời khách, chị Thảo tiếp vui câu chuyện: Loại bưởi đường này, mình nhập giống từ Hà Nội. Đây là giống bưởi ghép từ bưởi đường giống mới với giống bưởi Diễn trứ danh của đất Hà thành, may mắn “hội tụ” tất cả những gen trội, tạo nên loại bưởi đường thơm ngon vượt trội. Tôi cầm trên tay múi bưởi đường vừa được tách ra, quả thật rất dễ bóc lớp màng múi, tép bưởi khô ráo không bị nhũn, ăn có vị ngọt đậm và thơm.

Theo chị Thảo, tùy theo từng cây lâu năm hay ít năm, đất cằn hay tốt mà bưởi sẽ có kích cỡ to, nhỏ khác nhau. Quả to có thể lên đến 1,5 kg. Khi thu hoạch, Hợp tác xã sẽ phân loại thành các mã khác nhau để bán ra thị trường. Giá bưởi dao động từ 5.000 - 25.000/1 quả tùy theo kích cỡ. Hiện tại, Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken có 2 sản phẩm OCOP 3 sao, đó là Bưởi đường Nhà Triệu và Trà bưởi để phục vụ người tiêu dùng.

Ngoài việc trực tiếp bán tại nhà ở thị trấn Khánh Yên, chị Thảo còn ứng dụng công nghệ 4.0 trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, vì vậy nhiều người dân biết đến và đặt mua bưởi để cung ứng vào các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.

3.png

Tâm huyết với nghề nông và cũng là mong muốn đưa trái bưởi đường ngọt thơm lan tỏa, “đứng chân” được ở nhiều vùng đất mới, chị Thảo liên kết với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát vận động bà con người Giáy ở Quang Kim cùng nhân rộng loài bưởi quý. Tiếp sức cùng chị Thảo, từ năm 2022, bà con nông dân Quang Kim đã trồng khoảng 5 ha, với 1.800 cây bưởi đường. Không phụ công người, đến nay vườn bưởi lớn đang trổ hoa dày, hứa hẹn mùa quả ngọt như mong đợi.

Chia tay người phụ nữ trân quý nghề nông, dám “nghĩ lớn làm thật”, tôi càng trân trọng mong muốn của chị Thảo sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới, như: trà túi lọc, tinh dầu bưởi… để nhân lên giá trị từ giống bưởi ngọt Chiềng Ken quê mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

fb yt zl tw