Người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995 sẽ được tăng lương?

"Bác tôi năm nay 78 tuổi, nghỉ hưu từ tháng 5/1993, đang sống một mình tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Cuộc sống tương đối khó khăn. Được biết tới đây các đối tượng như bác tôi sẽ được tăng lương hưu, xin hỏi cụ thể ra sao?".

Trả lời:

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ trước ngày 1/1/1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Tuy nhiên, với đặc thù của chính sách tiền lương giai đoạn trước năm 1995, cùng với các quy định của pháp luật về BHXH tại thời điểm đó, phần lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động với thời gian làm việc ngắn và mức tiền lương trước khi nghỉ việc thấp, từ đó ảnh hưởng đến mặt bằng chung về mức hưởng hàng tháng của nhóm đối tượng này.

Việc điều chỉnh tăng lương thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người nghỉ hưu, trợ cấp trước năm 1995, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người có mức lương hưu thấp và lương hưu cao.
Việc điều chỉnh tăng lương thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người nghỉ hưu, trợ cấp trước năm 1995, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người có mức lương hưu thấp và lương hưu cao.

Ngoài ra, một số nhóm đối tượng đã dừng hưởng theo quy định, sau đó được Nhà nước ban hành chính sách cho tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên mức hưởng khá thấp so với mặt bằng chung.

Ngày 29/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023. Theo đó, lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng sẽ tăng từ 12,5% đến 20,8%.

Ngoài mức tăng trên, những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng từ trước ngày 1/1/1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung mà có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng lương hưu từ 2,7 triệu đồng/tháng trở xuống. Mức hưởng tăng lên bằng 3 triệu đồng/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng/tháng.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách Nhà nước chi trả với kinh phí khoảng 330 tỷ đồng. Đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.

Việc xác định mốc 3 triệu đồng/người/tháng để làm căn cứ điều chỉnh được tính toán dựa trên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng quy định tại Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2021, và thực hiện việc điều chỉnh tăng 20,8% theo mức tăng của mức lương cơ sở và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở theo Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Trước đó, tại Nghị định 108/2021/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2022) quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, đối với người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995 sau khi đã thực hiện điều chỉnh tăng 7,4% mà có mức hưởng dưới 2,3 triệu đồng/tháng thì được thêm 200.000 đồng/người/tháng.

Người có mức hưởng lương hưu trên 2,3 triệu đồng/người/tháng và dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng thì được tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ẩn họa từ ẩm thực tự chế trên mạng

Ẩn họa từ ẩm thực tự chế trên mạng

Thời gian gần đây, việc sáng tạo ra những món ăn lạ rồi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội đang trở thành trào lưu, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ. Song đáng nói là một số người đã lợi dụng cái gọi là sáng tạo đó để làm ra những món ăn theo kiểu... không giống ai, phản khoa học, ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp!

Tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp!

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế được tính trực tiếp trên thu nhập của người lao động, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí?

Trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí?

Thời gian qua, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có nhận được một số câu hỏi từ bạn đọc liên quan đến nội dung: Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí có bị phạt tiền?

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Từ ngày 1/7/2024, việc kiểm tra thông tin các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới... được tích hợp trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), có giá trị như kiểm tra trực tiếp.

BHXH một lần và trợ cấp thất nghiệp là hai chế độ an sinh xã hội khác nhau

BHXH một lần và trợ cấp thất nghiệp là hai chế độ an sinh xã hội khác nhau

Bạn đọc hỏi: Năm nay tôi 58 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 33 năm, hiện chưa tới tuổi nhận lương hưu nhưng hiện tình trạng sức khoẻ yếu nên không thể đi làm được, đang chờ quyết định thôi việc. Bạn đọc băn khoăn, liệu trong trường hợp nay có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 12 tháng rồi sau đó làm thủ tục nhận BHXH một lần được không?

fbytzltw