Ngoại trưởng Đức nói về giải pháp nhanh nhất dẫn đến hòa bình Armenia-Azerbaijan

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 3/11 đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan nối lại tiến trình đàm phán hòa bình do cộng đồng quốc tế làm trung gian.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (trái) phát biểu trong chuyến thăm Armenia ngày 3/11.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (trái) phát biểu trong chuyến thăm Armenia ngày 3/11.

Lời kêu gọi được đưa ra vài tuần sau khi Baku giành lại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ phe ly khai thuộc sắc tộc Armenia.

Phát biểu trong chuyến thăm Armenia, Ngoại trưởng Đức bày tỏ: “Những nỗ lực ôn hòa của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vừa là cầu nối và vừa là giải pháp nhanh nhất dẫn đến hòa bình”.

Bà Baerbock lập luận “đó là nguyên do” lý giải tầm quan trọng của “một vòng đàm phán mới”, đồng thời khẳng định Berlin “luôn sát cánh cùng các bên với tư cách là trung gian hòa giải trung thực giữa Armenia và Azerbaijan”.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức cũng đưa ra cam kết viện trợ thêm 9,3 triệu Euro để hỗ trợ Armenia giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn xuất phát từ những căng thẳng mới nhất ở Karabakh.

Theo kế hoạch, ngày 4/11, bà Baerbock sẽ tới Baku để hội đàm với người đồng cấp Azerbaijan Jeyhun Bayramov.

Hai nước láng giềng ở khu vực Caucasus đã rơi vào vòng xoáy xung đột kéo dài hàng thập niên để giành quyền kiểm soát khu vực có đông người Armenia sinh sống ở Azerbaijan, vùng lãnh thổ mà Baku đã giành lại sau chiến dịch tấn công chớp nhoáng hồi tháng 9.

Tiến trình đàm phán do phương Tây làm trung gian nhằm đi đến ký kết thỏa thuận hòa bình toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan đến nay vẫn chưa đạt được bước đột phá.

Báo Quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw