Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiếu số tỉnh Lào Cai

Sáng 1/12, Sở Du lịch tổ chức Hội thảo nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Hiệp hội Du lịch tỉnh; lãnh đạo huyện Si Ma Cai, Bát Xát, Văn Bàn; đại diện các điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

79d7aae500d4a98af0c5.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,8% dân số. Các dân tộc thiểu số đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về văn hóa, thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Hiện, tỉnh có 54 di tích được xếp hạng trong đó có 22 di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, 32 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra còn có các di sản văn hóa phi vật thể; làng nghề thủ công truyền thống; nghệ thuật trình diễn dân gian; tri thức dân gian; lễ hội truyền thống; ẩm thực dân tộc; chợ phiên vùng cao... Đây là yếu tố quan trọng để khai thác tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Các địa phương đang nỗ lực biến di sản thành tài sản để phát triển du lịch.

1.jpg
Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh phát biểu tại hội thảo.

Phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần vào việc nâng cao đời sống cho cộng đồng các dân tộc; tạo việc làm, tăng thu nhập cho địa phương; quảng bá trực tiếp cho các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Sự phát triển du lịch cộng đồng cũng đem lại cơ hội phục hồi và phát triển của một số nghề truyền thống và các phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các di sản được quảng bá mang thương hiệu quốc gia vươn tầm quốc tế.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, việc xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiếu số còn gặp một số hạn chế. Hội thảo là dịp để các đại biểu thảo luận, chia sẻ, giải đáp và thống nhất phương án nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiếu số tỉnh Lào Cai.

3.jpg
4.jpg
Các đại biểu đưa ra ý kiến tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo luận một số nội dung như: Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch mang thương hiệu địa phương dựa trên đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Sa Pa; vị trí vai trò, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc thiểu số; phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bát Xát; xây dựng sản phẩm du lịch gắn với chợ phiên, làng nghề tại Bắc Hà; xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); phát triển lợi thế tri thức dân gian từ dược liệu của người Dao đỏ để đưa vào khai thác phát triển du lịch của Sa Pa...

6.jpg
Các đại biểu thảo luận.
2.jpg
Đại diện các đơn vị, cơ sở du lịch tại hội thảo.

Qua ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu, ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh khẳng định: Trên tinh thần xây dựng, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đề xuất các sản phẩm du lịch, khuyến nghị các cơ chế chính sách để thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm du lịch với trọng tâm là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Với sự chung tay của các sở, ngành, các đơn vị và các doanh nghiệp du lịch, các hoạt động du lịch được triển khai trong thời gian tới sẽ biến di sản thành tài sản và đưa du lịch Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phát huy thế mạnh của du lịch thể thao

Phát huy thế mạnh của du lịch thể thao

Những năm gần đây, du lịch thể thao đang trở thành một xu hướng lớn của xã hội. Nhiều sự kiện thể thao thu hút hàng chục nghìn người tham gia, kèm theo đó là các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú, mua sắm… được hưởng lợi. Bởi vậy, nhiều địa phương đang thúc đẩy du lịch thể thao thông qua các sự kiện, giải đấu để tăng cường trải nghiệm cho du khách.

fb yt zl tw