Nghị lực của người cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam

Ở tuổi 72, dù bị nhiễm chất độc da cam nhưng cựu chiến binh Phạm Hải Đường (phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa) vẫn miệt mài đóng góp tích cực cho địa phương, đem lại sự bình yên cho Nhân dân.

Nhắc đến cựu chiến binh Phạm Hải Đường, người dân phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa luôn dành cho ông những lời khen ngợi và sự nể phục. Khi tiếp xúc với ông, chúng tôi cảm nhận được sự rắn rỏi, ngời sáng tự hào, vững tin vào sự nghiệp cách mạng cả trong thời chiến hay thời bình.

Mở chiếc tủ kính luôn được lau chùi sạch sẽ, ông Đường hồ hởi khoe với chúng tôi về tấm bảng “Gia đình vẻ vang” và những chiếc huân chương. Đây là những kỷ vật mà ông luôn nâng niu, trân trọng và nhắc nhở con cháu về truyền thống gia đình.

117.jpg

Ông Đường sinh năm 1952, trong một gia đình có bố và các anh em đều tham gia quân đội. Năm 1969, tiếp nối truyền thống gia đình, ông đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chưa tròn 17 tuổi, cân nặng chỉ có hơn 40 kg, ông Đường đành giấu đá vào túi quần cho đủ cân để có thể qua được kỳ khám tuyển.

Sau một năm huấn luyện tại Trung đoàn 5, Tiểu đoàn 542 ở Yên Tử (Quảng Ninh), năm 1970, ông được bổ sung đến đơn vị Đặc công 406 vào Nam chiến đấu ở chiến trường B1 Quảng Ngãi. Năm 1973, ông được chuyển sang Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 3, chiến đấu ở Khu 5, Bình Định, Quảng Ngãi. Trong một trận chiến đấu ở khu vực Hoài Ân, Bình Định, ông đã bị nhiễm chất độc da cam mà không hề hay biết.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cuối năm 1976, ông được xuất ngũ trở về quê ở Hải Phòng, mang theo hậu quả là cơ thể bị nhiễm chất độc hóa học. Tại đây, ông nên duyên với bà Lê Thị Hiền, sau đó 2 vợ chồng quyết định lập nghiệp tại Sa Pa.

118.jpg

Trong quá trình sinh sống tại Sa Pa, nhận sự tín nhiệm, ông Đường được bầu làm Trưởng Ban bảo vệ dân phố. Với trách nhiệm được giao, không quản ngày đêm, ông thường xuyên tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự khu phố. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe khoắn thường ngày của ông, ít ai biết rằng những ngày thời tiết thay đổi, toàn thân ông đau nhức bởi những thương tật do chất độc da cam hành hạ.

Anh Vũ Văn Ngọc, hàng xóm của ông Đường cho biết: “Tôi thấy ông Đường rất gần gũi, nhiệt tình, gương mẫu. Dù tuổi cao và bị nhiễm chất độc hóa học nhưng ông Đường luôn đảm bảo tốt về tình hình an ninh trật tự. Nhân dân chúng tôi tín nhiệm ông ấy lắm".

119.jpg

Ngoài công việc với vai trò Trưởng Ban bảo vệ dân phố, hiện nay, ông Đường còn tham gia phụ trách Đội Trật tự đô thị của phường Hàm Rồng. Trên địa bàn phường có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, quán kinh doanh dịch vụ và chợ Sa Pa nên tình hình an ninh, trật tự khá phức tạp; tình trạng lấn chiếm hành lang, vỉa hè thường xuyên xảy ra. Hằng ngày, ông Đường cùng Đội Trật tự đô thị phường Hàm Rồng đi các tuyến phố vận động, tuyên truyền Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nhắc nhở người dân không lấn chiếm hành lang vỉa hè để kinh doanh, bán hàng.

Anh Phạm Xuân Long, đội viên Đội Trật tự đô thị phường Hàm Rồng cho biết: “Ông Đường luôn đi đầu trong các phong trào tập thể và hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Đối với chúng tôi, ông Đường là tấm gương tiêu biểu để lớp trẻ học tập và noi theo”.

119.jpg

Dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng với phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, ông luôn tâm niệm, không thể ngồi yên khi còn sức và phải làm công việc gì đó vừa có ích cho xã hội, vừa có niềm vui trong cuộc đời.

Đối với tôi, việc còn sống trở về từ chiến trường đã là may mắn, vậy phải sống sao cho không hổ thẹn với những người đồng đội đã hy sinh, sống sao cho sự hy sinh đó không phải là vô nghĩa. Vì vậy, ngày nào còn sống, ngày đó tôi còn cống hiến - ông Đường tâm sự

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw