Tự hào cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học Khoa Việt Nam học, trường ĐHSPHN, Vũ Tiến Cường thực sự đã khẳng định được nỗ lực của bản thân, vượt qua mặc cảm dị tật vươn lên và bước tiếp con đường tương lai đầy tự tin.
Vốn sinh ra đã bị dị tật, nhưng Cường đã thể hiện bản lĩnh vững vàng ngay từ những ngày được bước chân đến trường. Là anh cả trong gia đình 6 anh em, bố mẹ làm ruộng, lúc nào Cường cũng cố gắng giúp bố mẹ làm những công việc trong gia đình, cho dù dị tật có ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ bé Cường đã còi cọc, thấp bé hơn các bạn, nhưng em luôn nung nấu ý chí vươn lên trong học tập.
Từ quyết tâm ấy, Cường đã làm ngay cả bố mẹ mình cũng phải ngạc nhiên chứ chưa nói đến bạn bè, thầy cô. Khi học cấp 3, trường cách nhà hơn 10km, nhưng quãng đường dài ấy không làm nản ý chí học tập của Cường. Hàng ngày em vẫn tự đạp xe đi về trên con đường quen thuộc để tích lũy cho mình nền tảng kiến thức, củng cố niềm tin bước chân được vào cổng trường đại học. Năm đầu thi chưa đỗ, không nản lòng, cố gắng học để thi tiếp năm thứ hai. Và rồi ước mơ ấy đã thành hiện thực. Ngày Cường ra Hà Nội nhập học cũng là ngày mà gia đình em vui hơn bao giờ hết, và nỗi lo của bố mẹ về cậu con trai dị tật cũng vơi đi phần nào.
Những năm tháng làm sinh viên càng tôi luyện cậu bé Cường nhỏ bé ngày nào trở nên cứng cỏi và bản lĩnh hơn. Không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt các môn học, em còn rất tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể trong khoa, đặc biệt là công tác nghiên cứu khoa học. Dị tật không làm Cường rụt rè, trái lại em đã tự tin, chủ động đứng ra thành lập nhóm tổ chức nghiên cứu một số đề tài, được các thầy cô trong trường đánh giá là hiệu quả, đặc biệt là việc thu thập, sưu tầm tài liệu.
Ngay từ khi chưa tốt nghiệp, Cường đã biết lo lắng, thậm chí chạy đôn đáo khắp nơi để có thể tìm được việc làm thích hợp. Có thể việc làm của em sẽ làm nhiều người nghĩ rằng hơi nóng vội, nhưng khát khao tự lập luôn cháy lên trong em chính vì xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn. Cường luôn muốn khẳng định, muốn chứng tỏ dị tật không là sự cản trở trên con đường bước tới tương lai.
Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/8, tại xã Hưng Khánh và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Đến nay, huyện Trạm Tấu có 11 xã, 54 thôn, 1 tổ dân phố được thụ hưởng các chính sách từ 10 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS - MN) giai đoạn 2021 - 2023.
Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Văn Yên, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện đã co nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo xã phong Dụ Thượng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Yên Bái đã triển khai 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.
Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.
Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Thời gian qua, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu sổ và miền núi năm 2023, sáng 20/12, tại xã Lâm Thượng (Lục Yên), 40 hộ nghèo trên địa bàn xã đã được trao hỗ trợ máy nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Huyện Lục Yên được giao tổng kinh phí trên 8,1 tỷ đồng thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng - Dự án hỗ trợ trâu cái sinh sản thuộc Dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Giai đoạn 2022-2023, tỉnh Yên Bái đã xây dựng gần 800 ngôi nhà ở và đưa vào sử dụng 15 công trình nước sinh hoạt phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.