Nghèo truyền đời!

YBĐT - Tình trạng đói nghèo luôn là bài toán nan giải nhất tại thôn 13, xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái). Càng đặc biệt khi có những người nằm trong con số hộ nghèo cả đời. Hết đời ông bà, đến đời cha mẹ, lại chuyển tiếp sang đời con cháu, cái nghèo như món nợ truyền đời và chưa biết đến khi nào họ mới thoát được.

“Sợ gì nghèo!”

Trong vụ lúa mùa vừa qua, do hạn hán, sâu bệnh bà con ở thôn 13 mất mùa. Ai cũng lo lắng khi còn tới 6-7 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch lúa chiêm, cả nhà sẽ ăn gì? Gặp bà Nguyễn Thị Xăm, miệng nhai trầu đang đi loanh quanh gần khu vực hội trường thôn vẻ mặt buồn rầu đầy lo lắng. Bà cho hay: “Lấy chồng từ 18 tuổi, cũng như nhiều bà mẹ trong bản Dao, tôi đẻ tới 14 đứa con, do bệnh đã mất 2. Nhà đông con, quanh năm đói nghèo, không có điều kiện cho các con ăn học nên có gần chục đứa đi làm công nhân ở các tỉnh, thành phố lớn rồi lập gia đình riêng.

Tuy nhiên, hiện gia đình vẫn còn 8 khẩu. Đông người nhưng cả gia đình chỉ có hơn sào ruộng, vụ nào được mùa thì thu về 2 tạ thóc, cả nhà ăn vèo trong 1 tháng là hết”.

Không ít năm vừa gặt lúa về, rơm chưa kịp khô gia đình bà Xăm đã phải đong gạo ăn. Không có đất trồng lúa, đất đồi để trồng sắn, trồng khoai rất quý giá nhưng nhà chỉ có 1,5 ha, rồi lại phải chia cho 3 đứa con, với diện tích đó cũng chẳng đủ để tăng gia sản xuất. Căn nhà sàn dựng bằng gỗ tạp đã gần 2 chục năm mưa nắng, không có tiền để tu sửa nên ngày càng dột nát và xiêu vẹo. Ngày mưa to trong nhà như trút nước, đông về gió lùa tứ phía, cả nhà phải co ro trong lạnh giá.

Trong suốt những năm qua, từ già đến trẻ trong nhà bà Xăm, ai biết cầm cuốc là phải lên nương, lên rẫy, làm thuê đủ nghề để kiếm miếng ăn qua ngày. Khi được hỏi, bà vào danh sách hộ nghèo từ năm nào, bà Xăm nghĩ một lúc rồi lên tiếng: “Lúc tôi còn nhỏ ở với bố mẹ đã đói ăn quanh năm, độn sắn, độn khoai là chuyện thường. Khi lấy chồng và ra ở riêng cũng thấy xã bình xét cho là hộ nghèo, đến nay tôi cũng đã gần 70 tuổi, các con, cháu tôi cũng đã lớn nhưng vẫn thấy “được” hộ nghèo”.

Càng buồn hơn khi đến thăm gia đình chị Lý Thị Thành. Nói là nhà nhưng đó chỉ là một cái túp lều dột nát, toàn bộ làm bằng tre nứa. Chị Thành nói: “Dựng lên được vài năm, mối mọt ăn, gió làm đổ lại dựng cái mới, nhà có sẵn tre nứa mà!”.

Nhà chị Thành có 5 khẩu, 2 vợ chồng và 3 đứa con nhỏ. Cả 5 miệng ăn chỉ trông vào nửa sào ruộng nên đói ăn triền miên. Thời gian chạy vạy, làm thuê kiếm miếng ăn qua ngày chiếm gần trọn con số 365 ngày của năm. Như cách nói của chị “nghèo có gì đâu mà sợ, đời ông bà mình cũng nghèo nhưng vẫn sống được, đến đời mình cũng phải cố mà sống thôi!”.

Chị Thành cho biết thêm: “Làm thuê cực nhọc lắm, nhiều lúc 2 vợ chồng đi hàng trăm cây số sang huyện Văn Yên phát rẫy thuê, may mắn thì mang về 2-3 trăm ngàn đồng mua gạo cho con, nhưng nhiều lần còn không đủ xăng chạy xe về nhà”.
 
Muốn được hộ nghèo

Thôn 13 là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Động Quan. Thôn có 65 hộ, với trên 320 khẩu, 68% là dân tộc Dao. Năm 2013, nhờ nỗ lực giảm nghèo, qua bình xét cuối năm đã có 3 hộ thoát nghèo  nhưng vẫn còn đến 60 hộ nằm trong diện hộ nghèo, có đến 30% số hộ ở nhà dột nát. Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, được biết, cả thôn chỉ có 6,5 ha đất lúa, bình quân mỗi hộ chỉ có hơn sào ruộng, trong khi đó có tới 5-6 miệng ăn. Đất lúa ít, trình độ dân trí thấp, người dân không biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Hoạt động chăn nuôi, sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp. Tập quán lạc hậu của người Dao cũng là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Theo quan niệm của người Dao, cứ khi họ lên chức ông, chức bà là không phải tham gia lao động sản xuất nữa, mặc kệ công việc làm ăn cho con, cháu. Do lấy vợ, lấy chồng sớm nên nhiều người chỉ 40 tuổi đã lên chức ông, chức bà và đương nhiên không đi làm việc nữa, gánh nặng cơm áo, gạo tiền đổ dồn lên con, cháu. Thêm vào đó, nhiều nhà có đến 3 - 4 chàng rể cùng về ở, do không biết sắp xếp công việc, phần lớn là tâm lý ỷ lại, lười lao động nên cũng dẫn đến đói nghèo. Không những vậy, nhiều gia đình còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước không chịu lao động.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Đình Lực - Bí thư Chi bộ thôn, ngán ngẩm: “Ngay trong đợt bình xét hộ nghèo vừa qua, nhiều hộ được hỗ trợ vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế ngay từ đầu năm đã có chuyển biến tích cực nhưng khi xét ra khỏi hộ nghèo thì lại không đồng ý, kiên quyết đòi ở lại. Việc bình xét hộ nghèo cực kỳ khó khăn”.

Thiết nghĩ, để giải quyết bài toán giảm nghèo, xã Động Quan cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, cần ưu tiên đầu tư vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trước hết, cần làm thay đổi những tập quán lạc hậu của người Dao, hướng họ đến với nền sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập.

Triệu Huấn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Sáng 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nữ 78 tuổi (bà N.T.Q, trú tại Bắc Ninh) trong tình trạng nguy kịch. Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona.

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như "nhà máy" thải độc. Một lá gan khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể. Dù gan có khả năng tự phục hồi, việc bổ sung các thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

fb yt zl tw