Nghệ thuật múa rối Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài

Ra nước ngoài biểu diễn là cơ hội tốt để Nhà hát Múa rối Việt Nam giới thiệu những nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng những chuyến lưu diễn của Nhà hát năm qua vẫn thu về thành công nhiều mặt.

Mất mấy tháng đầu năm 2022 phải ở nhà vì đại dịch Covid-19 nên khi được mời tham gia Liên hoan Sziget (Hungary), liên hoan nghệ thuật lớn nhất châu Âu, vào tháng 8/2022, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Thế nhưng phát sinh ngay từ vấn đề di chuyển khi phải vận chuyển theo 1,8 tấn vật dụng biểu diễn. Nhiều công ty vận chuyển bị phá sản sau dịch. Có công ty nhận chuyển hàng nhưng cước phí tăng lên gấp 7 lần và kèm lời nhắn: “Không chắc chắn hàng được chuyển đến đúng ngày”. Nếu sân khấu thủy đình, đồ biểu diễn chưa đến khi liên hoan diễn ra rồi thì phải làm thế nào? Đây là cơ hội rất tốt để giới thiệu văn hóa Việt Nam với khán giả nước sở tại, với cộng đồng và đặc biệt là với thế hệ những người Việt Nam sinh ra ở nước ngoài. Cuối cùng, Nhà hát Múa rối Việt Nam quyết định vận chuyển đồ biểu diễn bằng máy bay, dù cước phí rất lớn. Đáng mừng là Nhà hát Múa rối Việt Nam đã thành công trong liên hoan này.

Nghệ thuật múa rối Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài
 Nhà hát Múa rối Việt Nam biểu diễn tại Thái Lan.

Đoàn tiếp tục sang Ba Lan, Bulgaria và đều thu hút lượng khán giả rất đông. Ông Trần Trọng Hùng, Phó chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan, Trưởng ban tổ chức Lễ hội văn hóa Việt Nam tại Ba Lan năm 2022 chia sẻ: “Ở Ba Lan, những người Việt hôm đấy rất vui. Cả Warsaw chỉ nói về đoàn múa rối Việt Nam. Chính quyền thành phố bày tỏ cảm ơn Hội Người Việt Nam tại Ba Lan đã đưa được một đoàn rối nước hoành tráng đến Warsaw. Lãnh đạo Bộ Văn hóa nước này đến dự và cũng nhận xét rằng cộng đồng người Việt ở đây đã làm đẹp cho thành phố vì nét văn hóa mà họ đã giới thiệu. Người dân bản địa nói rằng đúng là văn hóa tạo nên diện mạo của một dân tộc”. 

Tháng 9/2022, các thành viên Nhà hát Múa rối Việt Nam bay sang Nhật Bản dự Lễ hội văn hóa Việt Nam tại Kanagawa. Lễ hội này được tổ chức hằng năm. Từ năm 2017 đến nay, trừ hai năm dịch bệnh còn năm nào nhà hát cũng sang Nhật Bản và luôn được các bạn chào đón nồng nhiệt. Đến hẹn lại lên, cứ đúng vị trí sân khấu và khoảng thời gian ấy trong năm, các nghệ sĩ của Nhà hát lại có mặt như là cách chúng ta đến chơi nhà một người thân. Khán giả nơi đây yêu quý và coi các nghệ sĩ Nhà hát như một thành phần không thể thiếu của lễ hội.

Những tình cảm của khán giả khẳng định uy tín và chất lượng nghệ thuật của Nhà hát. Điều này không tự nhiên mà xuất phát từ sự quan tâm, coi trọng khán giả. Mỗi lần có dịp lưu diễn, Nhà hát Múa rối Việt Nam tranh thủ mọi cơ hội để giới thiệu thật nhiều về văn hóa Việt Nam. Tại các buổi biểu diễn, các thành viên ghi lại chương trình, quan sát thái độ của khán giả và phỏng vấn họ có thích chương trình không, đây có phải là nền văn hóa mà họ quan tâm không? Những phản hồi đó được Nhà hát Múa rối Việt Nam cập nhật và điều chỉnh từng ngày, sau mỗi buổi diễn nên thường các buổi sau lại thu hút khán giả đông hơn. Có nhiều người dùng điện thoại quay những chương trình của Nhà hát Múa rối Việt Nam với sự thích thú. Sau các buổi biểu diễn, khán giả lại lên giao lưu, tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn với rối nước. Nhiều khán giả còn thuê cả khách sạn hay dựng lều cả tuần ở gần khu vực biểu diễn để ngày nào cũng đến xem múa rối của Việt Nam. 

Với đội ngũ diễn viên của Nhà hát, được ra nước ngoài biểu diễn là cơ hội để giao lưu, học hỏi. Những bạn nước ngoài nói lại với các thành viên rằng mỗi diễn viên của Nhà hát lên sân khấu đều tươi tắn, cuốn hút. Vừa mới hôm trước đi mấy nghìn ki-lô-mét, đến nơi 4 giờ sáng mới dựng xong sân khấu mà buổi diễn sáng hôm đó bước ra sân khấu một cái là họ tươi tắn như rừng hoa mới nở. Các nghệ sĩ của Nhà hát rất vui và tự hào bởi họ thấy rằng những việc họ làm đã được cảm nhận bằng trái tim, cảm xúc của khán giả. 

Ở góc độ quản lý nhà hát, NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cho rằng, quảng bá văn hóa là sứ mệnh của một nhà hát quốc gia cho nên sự xuất hiện của Nhà hát Múa rối Việt Nam phải đúng nghĩa của một nhà hát quốc gia. Từ việc chuẩn bị ở Việt Nam thế nào đến diễn viên, trang trí, tác phong, phong thái, sinh hoạt, tiếp xúc ra sao... Khi đi biểu diễn ở các nước, các nghệ sĩ là những "sứ giả" truyền bá nét hay, nét đẹp và sự độc đáo của văn hóa dân tộc, đồng thời học hỏi những cái hay, cái đẹp, cái văn minh của thế giới.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

fb yt zl tw