Ngày 19/6: Ca COVID-19 giảm còn 533, thấp nhất trong 12 tháng qua

Thông tin các ca COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 18/6 đến 16h ngày 19/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 533 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 166 ca so với ngày trước đó) tại 38 tỉnh, thành phố (có 434 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (140), Nghệ An (30), Lào Cai (27), Quảng Ninh (25), Phú Thọ (25), TP. Hồ Chí Minh (24), Đà Nẵng (24), Bắc Ninh (21), Tuyên Quang (20), Yên Bái (15), Thái Nguyên (15), Thái Bình (14), Nam Định (14), Sơn La (12), Hòa Bình (12), Hà Giang (12), Quảng Bình (11), Hải Phòng (9), Vĩnh Phúc (9), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (8 ), Thanh Hóa (8 ), Bắc Giang (7), Hưng Yên (6), Lâm Đồng (5), Bắc Kạn (5), Quảng Trị (5), Ninh Bình (4), Hà Nam (4), Thừa Thiên Huế (3), Điện Biên (2), Bình Định (2), Lạng Sơn (2), Lai Châu (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-21), Nghệ An (-18), Yên Bái (-17).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (+6), Thanh Hóa (+3), Thừa Thiên Huế (+3).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 724 ca/ngày.

Ngày 19/6: Ca COVID-19 giảm cò 533, thấp nhất trong 12 tháng qua - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 19/6

 Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.737.640 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.431 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.874 ca, trong đó có 9.598.813 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.941), TP. Hồ Chí Minh (609.838), Nghệ An (485.295), Bắc Giang (387.682), Bình Dương (383.794).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.255 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.601.630 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 44 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 35 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca

- Thở máy không xâm lấn: 2 ca

- Thở máy xâm lấn: 2 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 18/6 đến 17h30 ngày 19/6 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.229 mẫu tương đương 85.824.177 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 18/6 có 394.772 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 225.650.647 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.212.206 liều: Mũi 1 là 71.489.195 liều; Mũi 2 là 68.833.774 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.069 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.615.891 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.797.006 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.521.902 liều: Mũi 1 là 8.955.340 liều; Mũi 2 là 8.566.562 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.916.539 liều: Mũi 1 là 5.061.797 liều; Mũi 2 là 854.742 liều.

Trên thế giới

- Cả thế giới có 544.123.824 ca nhiễm, trong đó 519.340.279 ca khỏi bệnh; 6.340.489 ca tử vong và 18.443.056 ca đang điều trị (36.074 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 352.815 ca, tử vong tăng 687 ca.

- Châu Âu tăng 134.209 ca; Bắc Mỹ tăng 26.536 ca; Nam Mỹ tăng 33.470 ca; châu Á tăng 128.200 ca; châu Phi tăng 4.859 ca; châu Đại Dương tăng 25.541 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 9.660 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.264 ca, Malaysia tăng 2.127 ca, Thái Lan tăng 1.892 ca, Philippines tăng 584 ca, Singapore tăng 3.782 ca, Myanmar tăng 11 ca, Lào tăng 0 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

fb yt zl tw