50 năm thống nhất đất nước:

Ngày 10/4/1975: Tiếp tục tiến công thị xã Xuân Lộc

Sáng 10/4/1975, Quân đoàn 4 tiếp tục tiến công đột phá thị xã Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh Trung đoàn 3 Sư đoàn 18 ngụy, đánh Lữ đoàn dù 1 vừa đổ quân xuống Tấn Phong, mở rộng kiểm soát trong thị xã.

Sáng ngày 10/4/1975, tại Chiến dịch Xuân Lộc, Quân đoàn 4 tiếp tục tiến công đột phá thị xã Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 3 Sư đoàn 18 ngụy, đánh Lữ đoàn dù 1 vừa đổ quân xuống Tấn Phong và mở rộng diện kiểm soát trong thị xã.

Bị thương vong lớn, quân địch buộc phải điều thêm Liên đoàn biệt động quân tăng viện cho Xuân Lộc, hòng phản kích đẩy lùi quân giải phóng thị xã.

Có thể nhận thấy việc thắng hay thua ở Xuân Lộc đối với quân ngụy rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ Sài Gòn, đến việc kéo dài chiến tranh để hy vọng tìm được giải pháp thương lượng với quân ta, do vậy, địch sẽ chống cự đến cùng.

Cuộc chiến đấu tại Xuân Lộc diễn ra vô cùng cam go, khốc liệt, cả ta và địch đều bị tổn thất nặng nề. Không thể tiếp tục cách đánh như cũ được nữa, Bộ Chỉ huy Miền và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định thay đổi cách đánh: bao vây Xuân Lộc, đánh viện.

Quân ta không tiếp tục tiến công vào thị xã Xuân Lộc mà rút lực lượng ra ngoài đánh tiêu diệt các đơn vị địch đến phản kích đứng chân chưa vững, thiếu công sự ẩn nấp; dùng pháo tầm xa bắn khống chế sân bay Biên Hòa, chia cắt Xuân Lộc với Biên Hòa, cắt Đường 2 Biên Hòa đi Bà Rịa.

Thượng tướng Trần Văn Trà từ Lộc Ninh xuống Quân đoàn 4 trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc quân đoàn thực hiện cách đánh mới.

Do phía Xuân Lộc chưa dứt điểm được, nên cùng ngày, Bộ Tư lệnh Miền điện cho Quân khu 9 hủy bỏ kế hoạch đánh sân bay và thành phố Cần Thơ. Cùng lúc đó, cánh quân phía Đông đã tiến đến Nha Trang.

Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công vào thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay từ khi mất Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công vào thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay từ khi mất Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. (Ảnh: TTXVN)

Cũng trong ngày 10/4/1975, lãnh đạo và chỉ huy Đoàn 232 đã tới Sở Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định để nhận nhiệm vụ.

Cùng ngày, Bộ Tư lệnh Hải quân điều ba tàu vận tải 673, 674, 675 của Trung đoàn 125 từ Hải Phòng vào tiếp quản Đà Nẵng chuẩn bị đánh chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Những “con tàu không số” này vốn từng quen với "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển", nhiều lần qua lại khu vực quần đảo Trường Sa nên đã quen đường, phân biệt các đảo và cũng có kinh nghiệm tránh đá ngầm.

Ngày 10/4/1975, Ban Bí thư ra Thông tri số 312-TT/TƯ về tuyên truyền chiến thắng, động viên thi đua với miền Nam ruột thịt, giành nhiều thắng lợi mới.

Thông tri nhấn mạnh: “Quân và dân ta đang tiến công và nổi dậy khắp miền Nam và đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, tạo thêm điều kiện thuận lợi để tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng miền Nam đặt ra nhiều yêu cầu mới cần giải quyết. Những thắng lợi mới ở miền Nam đang dấy lên khí thế cách mạng sôi nổi trong cả nước. Cần thông báo nhanh, sâu rộng tin chiến thắng, động viên chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, làm cho mọi người thấy rõ ý nghĩa thắng lợi và trách nhiệm của mình trước tình hình mới, góp phần cố gắng lớn nhất vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc…”

Trong lúc đó, ở hậu phương miền Bắc, Hội đồng chi viện Trung ương đã khẩn trương làm việc. Đồng bào Tây Bắc, Việt Bắc đã gửi kiến nghị lên Trung ương yêu cầu tạm ngừng vận chuyển hàng hóa, thực phẩm lên địa phương mình, để tập trung chi viện kịp thời cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Các nhà máy, xí nghiệp cũng huy động tới 30-50% quân số đi tham gia phục vụ chiến trường.

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là chiến dịch huy động mức cao nhất phương tiện vận tải quân sự, với 42.000 tấn phương tiện.

Toàn bộ lực lượng vận tải quân sự gồm 12 vạn người (80% lực lượng hậu cần chiến dịch), 6.300 xe vận tải của Đoàn 559, 2.100 xe của Cục vận tải và hàng trăm xe của các binh đoàn, quân chủng, binh chủng, quân khu... được huy động.

Một lực lượng vận tải lớn của Nhà nước, gồm hơn 1.000 xe ôtô, 32 tàu biển (5.000 tấn phương tiện), 130 toa xe lửa (9.000 tấn phương tiện) và hàng trăm tấn phương tiện đường không được tập trung để chuyển quân và các cơ sở vật chất vào chiến trường.

Đó là chưa kể tới hơn 400 xe vận tải, xe chở khách của tư nhân ở các vùng mới giải phóng cũng tham gia phục vụ chiến dịch./.

Theo vietnamplus.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Có thể sử dụng đồng thời trụ sở hành chính của các tỉnh sau sáp nhập

Có thể sử dụng đồng thời trụ sở hành chính của các tỉnh sau sáp nhập

Ngày 15/4, Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo) đã ban hành Công văn 003/CV-BCĐ về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc: Kiên định thúc đẩy sự nghiệp hữu nghị giữa hai nước

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc: Kiên định thúc đẩy sự nghiệp hữu nghị giữa hai nước

Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Công bố thang điểm đánh giá cán bộ, công chức để tinh giản

Công bố thang điểm đánh giá cán bộ, công chức để tinh giản

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản số 1981/HD-UBND hướng dẫn về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; giải quyết chính sách, chế độ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025

Nghị quyết quy định về việc sắp xếp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sắp xếp xã, phường, thị trấn trong năm 2025 theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 150-KL/TW (Kết luận 150) của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

fb yt zl tw