Ngành bảo hiểm xã hội sơ kết công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Sáng 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc học.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trung ương có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ; ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Tại điểm cầu Lào Cai, tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh.

_MG_2466.JPG
Đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin của ngành. Xây dựng, kết nối, khai thác và chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành, địa phương, cập nhật, đồng bộ, xác thực thông tin người tham gia do BHXH Việt Nam quản lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp; thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc trong khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời triển khai cung cấp, liên thông các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng VssID, phối hợp với ứng dụng VNeID, sổ sức khỏe điện tử; hỗ trợ liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của BHXH Việt Nam...

Ngành BHXH đã xây dựng hạ tầng số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, cung cấp dịch vụ công trên môi trường số. Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 45 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chiếm 87% tổng số hồ sơ trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận và xử lý).

Tính đến ngày 30/6/2023, BHXH Việt Nam đã hoàn thành đồng bộ dữ liệu của 18.839 công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH Việt Nam sang cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ quản lý.

Hiện toàn quốc có 12.519 cơ sở triển khai khám - chữa bệnh bảo hiểm xã hội bằng căn cước công dân gắn chip (đạt 97,7% tổng số cơ sở khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc). Song song đó, BHXH Việt Nam đang triển khai sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để khám - chữa bệnh thay cho bảo hiểm y tế giấy.

Hội nghị lần này cũng đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng sinh trắc trong khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, quy trình từ 4 bước rút gọn còn 2 bước, do đã kết hợp xác thực sinh trắc và tra cứu thẻ bảo hiểm y tế, phân luồng vào khám - chữa bệnh ngay từ đầu. Thời gian trung bình xác thực là 6 - 13 giây trên 1 lượt thực hiện, với độ chính xác rất cao; chỉ cần 1 cán bộ y tế thực hiện cho tất cả các quầy xác thực.

Việc triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn giúp cơ quan BHXH đảm bảo xác thực được thẻ căn cước công dân thật/giả, xác thực danh tính của người dân khi đến nộp và giải quyết hồ sơ (nhất là các hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH, đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần có số tiền chi trả tương đối lớn...)...

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong chuyển đổi số ngành bảo hiểm; đánh giá kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023, đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2023.

_MG_2471.JPG
Phiên họp được tổ chức trực tuyến toàn quốc.

Tại Lào Cai, sau hơn một năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, BHXH tỉnh Lào Cai có 2.848 đơn vị thực hiện giao dịch điện tử (trực tuyến) với cơ quan BHXH thông qua hệ thống IVAN trong tổng số 2.936 đơn vị, đạt 97%. Từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 289.079 hồ sơ giao dịch điện tử trong tổng số 320,452 hồ sơ, đạt tỷ lệ 90,2%. Ngoài ra, BHXH tỉnh luôn duy trì tốt việc kết nối, liên thông dữ liệu khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế với 100% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý khám - chữa bệnh, giám định bảo hiểm y tế điện tử và thanh quyết toán chi phí khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế. Triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 13/7/2023, đã có 172/172 cơ sở thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân với 325.162 lượt tra cứu, trong đó có 249.905 lượt tra cứu thành công phục vụ khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp...

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: Qua thời gian triển khai, tư duy chuyển đổi số của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong ngành đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tới đây, ngành BHXH sẽ tiếp tục tích cực, chủ động phối hợp triển khai với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số; tiếp tục rà soát các dịch vụ công để kết nối và triển khai cải cách chặt chẽ, hiệu quả...

Kết luận hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ nhấn mạnh: Thực hiện Đề án 06 góp phần xây dựng dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Với quyết tâm mạnh mẽ, ngành BHXH đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; triển khai rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, thực hiện số hóa hồ sơ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin. Ứng dụng công nghệ mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành BHXH Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu quả quản lý của ngành BHXH Việt Nam.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc đề nghị ngành BHXH cần làm giàu bộ dữ liệu để khai thác, sử dụng có hiệu quả, đóng góp vào Đề án 06 của Chính phủ. Những nội dung của hội nghị sẽ được Tổ công tác tiếp thu và hướng dẫn để tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả đề án...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

fb yt zl tw