Ngân hàng Thế giới nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam từ mức 6,6% hồi tháng Một lên 6,8% và 6,5% trong năm 2026.

Các chuyên gia WB tại buổi công bố báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Các chuyên gia WB tại buổi công bố báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Ngày 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ấn bản mới nhất của báo cáo "Điểm lại", dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.

Chuyên gia WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được hỗ trợ nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, do nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ gia tăng. Tuy nhiên, đà tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay. Những bất ổn chính đối với triển vọng tăng trưởng bao gồm tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến và gián đoạn thương mại, đặc biệt là giữa các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD (giải ngân), phản ánh sức hấp dẫn liên tục của Việt Nam đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Việc tăng cường đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản, nhờ đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, có thể hỗ trợ nhu cầu trong nước, bù đắp phần nào các rủi ro bên ngoài.

Cũng theo chuyên gia WB, xuất khẩu phục hồi trong năm 2024 dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2025 và tiếp tục giảm trong năm 2026 do dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại trong ngắn hạn ở các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - Trung Quốc và Hoa Kỳ và do viễn cảnh bất định về thương mại toàn cầu trong điều kiện dự kiến có sự chuyển dịch về chính sách thương mại. Các hoạt động kinh tế và dịch vụ trong nước dự kiến sẽ vững hơn trong năm 2025 và đến năm 2026 khi thị trường bất động sản dần lấy đà phục hồi.

Xuất khẩu phục hồi trong năm 2024.
Xuất khẩu phục hồi trong năm 2024.

Chuyên gia WB nhận định rằng triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực nhưng các yếu tố bất định đang gia tăng. Do độ mở của kinh tế Việt Nam rất lớn, các yếu tố bất định chính bao gồm tăng trưởng toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là ở các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Những diễn biến đó, bao gồm những bất định gia tăng do chuyển hướng chính sách thương mại, cả sự chia rẽ ngày càng sâu sắc về thương mại, có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng của Việt Nam.

Mặt khác, đầu tư công được đẩy mạnh sẽ tiếp tục đóng góp vào tổng cầu và đóng góp cho tăng trưởng. Thị trường bất động sản phục hồi nhanh hơn nhờ các dự án được thông qua nhanh hơn cũng có thể tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước.

"Trong hai năm tới kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng. Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng sẽ rất quan trọng, với điều kiện chính quyền có thể tăng quy mô đầu tư công và đảm bảo chi tiêu hiệu quả”, bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.

Vì vậy, để vượt qua những bất ổn ngày càng gia tăng, báo cáo của WB khuyến nghị các chiến lược để duy trì tăng trưởng bao gồm tăng cường đầu tư công, đặc biệt là trong cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng sẽ rất quan trọng, trong điều kiện chính quyền có thể mở rộng quy mô và đảm bảo rằng chi tiêu hiệu quả.

Nhà thầu thi công nền đường tại một dự án đường bộ cao tốc.
Nhà thầu thi công nền đường tại một dự án đường bộ cao tốc.

Ngoài ra, giải quyết các lỗ hổng trong lĩnh vực tài chính, tăng cường khả năng chống chịu của ngành năng lượng và thúc đẩy cải cách cơ cấu. Trong đó, các cấp có thẩm quyền cần khuyến khích hệ thống ngân hàng cải thiện các hệ số an toàn vốn và tăng cường khung thể chế và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về giám sát an toàn (bao gồm phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh do ngân hàng liên kết với các tập đoàn doanh nghiệp) và can thiệp sớm (xác định sớm vấn đề và phòng ngừa khủng hoảng).

"Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hai năm tới, nhưng có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng", bà Mariam J. Sherman nêu rõ.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Lần đầu tiên UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai – Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025) với sự tham gia của rất nhiều tổ chức, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Để hiểu rõ về sự kiện này, phóng viên Báo Lào Cai phỏng vấn ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI.

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Cả nước có 63 tỉnh, thành với sự phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa đáp ứng điều kiện theo quy định về diện tích tự nhiên, dân số và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để tổ chức đơn vị cấp tỉnh. Vì vậy, chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh là điều cần thiết để tập trung nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương.

Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, hỗ trợ khách hàng vay vốn

Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, hỗ trợ khách hàng vay vốn

Đã có thêm nhiều ngân hàng tiếp tục công bố giảm lãi suất huy động sau chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc ổn định mặt bằng lãi suất. Song song với đó, nguồn vốn giá rẻ với lãi suất cho vay ưu đãi cũng liên tiếp được tung ra nhằm kích cầu tín dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Siết thanh kiểm tra việc công bố lãi suất tiền gửi và cho vay các ngân hàng

Siết thanh kiểm tra việc công bố lãi suất tiền gửi và cho vay các ngân hàng

Chiều 26/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết vừa ban hành Văn bản số 1328/NHNN-CSTT chỉ đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay. NHNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định.

fb yt zl tw