Ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng tự nhiên

LCĐT - Thời gian qua, ở nhiều địa phương trong tỉnh, tình trạng phát, phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái phép có chiều hướng gia tăng. Điều đáng quan tâm là các vụ việc đều được phát hiện khá muộn và đa số do lực lượng kiểm lâm hoặc phản ánh của cơ quan báo chí, chính quyền địa phương phát hiện rất ít trường hợp.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xảy ra hơn 100 vụ phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên, trong đó lực lượng kiểm lâm khởi tố 12 vụ, chuyển cơ quan công an điều tra xử lý. Có địa phương chỉ trong gần 2 năm đã có hàng chục ha rừng bị chặt hạ để lấy gỗ hoặc lấy đất trồng rừng sản xuất và trồng cây nông nghiệp như chuối, dứa... trong đó nhiều nhất là tại các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn và Mường Khương.

Hiện trường một vụ phá rừng ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.
Hiện trường một vụ phá rừng ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.

Tại huyện Bảo Yên, theo Hạt Kiểm lâm huyện, trong 10 tháng năm 2020, trên địa bàn huyện xảy ra 24 vụ phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên (20 vụ phá rừng; 4 vụ khai thác, lấn chiếm đất rừng) với hơn 11,1 ha rừng bị phá.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng và lấn chiếm rừng tự nhiên gia tăng trong 2 năm vừa qua, ông Hà Quang Kim, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bảo Yên cho rằng, đời sống của người dân tại khu vực gần rừng còn nghèo và thiếu đất sản xuất đã làm tăng áp lực vào rừng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi thấy hiệu quả kinh tế mà cây quế mang lại khá cao, người dân ở một số xã có xu hướng phát, phá rừng tự nhiên để chuyển sang trồng quế, bất chấp quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một nguyên nhân khác khiến tình trạng phát, phá rừng tự nhiên ở huyện Bảo Yên diễn ra phức tạp là do công tác quản lý các cơ sở ván bóc, chế biến lâm sản còn bị buông lỏng, tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên. Cụ thể, tại cụm xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà hiện có hơn 10 cơ sở chế biến lâm sản, ván bóc, trong đó gần một nửa không có giấy phép hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sẽ không thể kiểm soát nguồn gỗ đầu vào của các cơ sở này, vì thế rừng tự nhiên bị “chảy máu” là điều khó tránh khỏi.

Còn tại huyện Mường Khương, tình trạng phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên trong 2 năm gần đây cũng khá phức tạp. Vì nhu cầu phát triển diện tích đất trồng dứa, chuối, sa nhân và cây ăn quả khác mà nhiều hộ đã phát, phá trái phép nhiều diện tích rừng tự nhiên. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị này đã khởi tố 6 vụ án phá rừng (năm 2019 khởi tố 4 vụ), chuyển cơ quan điều tra truy tố 10 bị can.

Trao đổi với phóng viên, ông Sùng Sài, Bí thư Chi bộ thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương cho biết: Năm 2019 là năm đáng buồn của thôn vì xảy ra vụ phá rừng với diện tích hơn 6 ha. Tham gia phá rừng chủ yếu là người địa phương. Do muốn có đất trồng cây sa nhân, vào cuối tháng 10/2019, có 3 người trong thôn cùng  một số người ở địa phương khác đã chặt phá rừng tự nhiên phòng hộ thuộc lô 4,10,11,12 khoảnh 4, thửa 86 tiểu khu 25A do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương quản lý. Ngay sau đó, vụ việc bị lực lượng kiểm lâm phát hiện, lập hồ sơ khởi tố và chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý hình sự. Dù rất đau xót nhưng đây cũng là bài học cho những người đang có ý định phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên phòng hộ.

Tương tự, tại huyện Văn Bàn, trong 2 năm qua xảy ra hơn 10 vụ phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên, trong đó xảy ra nhiều tại các xã có phong trào trồng quế như Nậm Tha, Chiềng Ken, Sơn Thủy… Riêng 10 tháng năm 2020, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn đã phát hiện, khởi tố 8 vụ phá rừng/10 đối tượng. Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát, phá rừng ở Văn Bàn, ông Đỗ Ngọc Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn cho biết: Do lực lượng kiểm lâm địa bàn mỏng, cộng với việc thiếu trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong quản lý bảo vệ rừng nên các vụ việc phát sinh nhiều và việc xử lý chậm. Trước tình trạng này, UBND huyện Văn Bàn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác bảo vệ rừng và chống lấn chiếm rừng, đồng thời thành lập tổ công tác kiểm tra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật để tăng cường xử lý vi phạm và răn đe các đối tượng có ý định phá rừng.

Tình trạng phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên đang có chiều hướng gia tăng.
Ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng tự nhiên ảnh 3
Tình trạng phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên đang có chiều hướng gia tăng.

Qua tìm hiểu tại các địa phương cho thấy, ngoài điểm chung là tình trạng phát, phá, lấn chiếm rừng tự nhiên đang có chiều hướng gia tăng thì một vấn đề đặt ra là hầu hết các vụ việc không phải do chính quyền cơ sở phát hiện. Phải chăng, chính quyền một số địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ rừng hay có hiện tượng bao che, buông lỏng? Đây là câu hỏi khó trả lời, bởi chính quyền các xã đều khẳng định đã làm hết trách nhiệm, trong khi tình trạng phát, phá, lần chiếm rừng tự nhiên vẫn xảy ra.

Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền địa phương coi việc chăm sóc, bảo vệ rừng là nhiệm vụ chính trị và chủ động lãnh đạo, chỉ đạo thì ở nơi đó rừng được bảo vệ tốt. Việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ không chỉ là trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Để bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ hiệu quả, cần đẩy mạnh việc phân công, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền cơ sở. Nếu ở đâu để xảy ra tình trạng phá rừng thì cần quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng cần tăng cường phối hợp trong phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm về phát, phá rừng tự nhiên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng trong cộng đồng. Cùng với đó, chính quyền các cấp cần quản lý chặt các cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật; đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép cơ sở không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, không phù hợp với quy hoạch, có như vậy mới ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dùng hàng tấn nguyên liệu hết hạn sản xuất bột đạm hương socola

Dùng hàng tấn nguyên liệu hết hạn sản xuất bột đạm hương socola

Ngày 14/5, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết đã tham mưu UBND  thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Godwaypharma, do ông Võ Xuân Hoàng (SN 1971, Chủ tịch Công ty, địa chỉ trụ sở chính: 147 Bùi Công Trừng, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh).

Thử nghiệm Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Thử nghiệm Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Với việc cài đặt ứng dụng Phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật trên điện thoại di động hoặc truy cập đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vn trên máy tính, người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi các phản ánh, kiến nghị về những mâu thuẫn, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thêm 3 đối tượng, 13 bánh heroin bị bắt, thu giữ trong chuyên án ma túy liên tỉnh

Thêm 3 đối tượng, 13 bánh heroin bị bắt, thu giữ trong chuyên án ma túy liên tỉnh

Ngày 9/5, Công an Quảng Ninh thông tin, tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án ma túy quy mô lớn, liên tỉnh khiến 1 cán bộ công an hy sinh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 3 đối tượng, thu giữ 13 bánh heroin nâng tổng số đối tượng bị bắt, số ma túy trong chuyên án lên 16 đối tượng và 38 bánh heroin.

Quyết liệt ngăn chặn sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực kém chất lượng

Quyết liệt ngăn chặn sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực kém chất lượng

Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất, sức khỏe và môi trường.

Tăng cường kiểm tra lái xe khi tham gia giao thông

Tăng cường kiểm tra lái xe khi tham gia giao thông

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, lượng phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 4D, Tỉnh lộ 155, đoạn từ thành phố Lào Cai đi thị xã Sa Pa và ngược lại tăng đột biến, trong số này có nhiều ô tô khách, xe tải, xe container… Để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông trên 2 tuyến đường huyết mạch dẫn lên Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) đã xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra nhanh chất kích thích với các lái xe.

fb yt zl tw