Nga hoàn thành thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư

Các nhà khoa học Nga hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.

Các nhà khoa học Nga hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.

Thông tin được Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) nêu ngày 23/10. Thuốc ung thư dựa trên virus oncolytic biến đổi gene, do các chuyên gia từ ICBFM, Trung tâm Vector và Công ty Sinh học Oncostar LLC hợp tác nghiên cứu. Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Mục tiêu của thử nghiệm giai đoạn đầu là khẳng định tính an toàn và hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư vú. Các nhà khoa học đã đánh giá khả năng dung nạp, các thông số dược động học của sản phẩm. Tình nguyện viên được tiêm thuốc một lần, sau đó bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể với các liều tiêm tiếp theo.

Thuốc được bào chế dựa trên chủng tái tổ hợp VV-GMCSF-Lact của virus đậu mùa. Các nhà khoa học đã cắt bỏ hai phần khỏi bộ gene virus có thể sinh độc lực. Thay vào đó, họ chèn các gene giúp tăng cường hoạt động phân giải tế bào. Đây là lần đầu tiên, một gene mã hóa protein tiêu diệt tế bào ung thư được đưa vào thuốc chống ung thư.

Minh họa thuốc điều trị ung thư do Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) phát triển. Ảnh: РИА Новости
Minh họa thuốc điều trị ung thư do Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) phát triển. Ảnh: РИА Новости

Vladimir Richter, giám đốc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học tại ICBFM, cho biết sau khi dùng thuốc, ở khoảng 55% bệnh nhân, kích thước khối u vú giảm dần. Thử nghiệm đã xác định thuốc không độc hại, an toàn, hiệu quả điều trị tích cực.

Trong giai đoạn hai, bệnh nhân được tiêm thuốc tối đa 4 lần, mỗi liều cách nhau một tuần.

Nghiên cứu lâm sàng của thuốc sẽ được thực hiện qua 4 giai đoạn. Sau khi hoàn thành, nhà sản xuất sẽ xin cấp phép lưu hành. Trên thực tế, một liệu pháp ung thư mới có thể mất hàng chục năm nghiên cứu với chi phí lên tới tỷ USD.

Các nghiên cứu lâm sàng về loại thuốc này bắt đầu ở Nga vào năm 2022. Thuốc được thử nghiệm trong bối cảnh số ca ung thư vú trên thế giới tăng. Bệnh gây ra 670.000 ca tử vong trên toàn cầu năm 2022. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ tại 157 trên 187 quốc gia.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan 2022), ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ với 24.563 ca mắc mới mỗi năm, chiếm tỷ lệ gần 13,6% tổng số ca ung thư, trở thành loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất.

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam loại bỏ bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Việt Nam loại bỏ bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của tổ chức này khai mạc ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.

Hy vọng mới vaccine ngừa ung thư

Hy vọng mới vaccine ngừa ung thư

Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Nga cho biết đang xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư. Thông tin này lập tức gây chấn động vì ung thư là căn bệnh ác tính khủng khiếp nhất.

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Thời gian qua, nhiều đơn vị trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bát Xát đã nỗ lực tuyên truyền, triển khai nhiều chương trình chăm sóc dinh dương để nâng tầm vóc, thể trạng cho trẻ em trên địa bàn huyện.

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần. Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến và gia tăng ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học đường.

fbytzltw