NASA: Không phát hiện nguy cơ tiểu hành tinh va chạm Trái đất

Theo quan chức NASA, một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái đất có thể gây hậu quả thảm khốc, song con người hiện có đủ công nghệ để phát hiện sớm.

NASA cho biết không phát hiện nguy cơ tiểu hành tinh va chạm Trái đất.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây cho biết cơ quan này không phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm giữa các tiểu hành tinh với Trái đất trong ít nhất 100 năm tới.

Thông tin trên được đưa ra trong Kế hoạch hành động và Chiến lược phòng thủ không gian mới được NASA công bố, nhằm định hướng nỗ lực của cơ quan này trong thập kỷ tới.

Trong 30 năm qua, NASA đã tiến hành nghiên cứu các vật thể gần Trái đất (NEO), bao gồm các tiểu hành tinh và sao chổi quay quanh Mặt trời và nằm trong phạm vi 30 triệu dặm quanh quỹ đạo Trái đất.

NASA cho biết việc nghiên cứu NEO sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự ra đời và hình thành của Hệ Mặt trời, đồng thời giúp phát hiện các nguy cơ va chạm tiềm ẩn, do một số NEO di chuyển theo quỹ đạo có thể khiến chúng ở gần hơn với Trái đất.

Theo NASA, các trọng tâm chính được đề ra trong kế hoạch phòng thủ bao gồm cải thiện các nỗ lực khảo sát, phát hiện và mô tả đặc điểm của NEO, phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn của NEO, tương tự như đã áp dụng trong nhiệm vụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) và thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến khảo sát và phòng tránh rủi ro liên quan NEO.

Theo quan chức NASA Lindley Johnson, một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái đất có thể gây hậu quả thảm khốc, song đây cũng là thảm họa tự nhiên duy nhất mà con người hiện có đủ công nghệ để phát hiện sớm và ngăn chặn hoàn toàn.

Việc công bố chiến lược của NASA nhằm củng cố các nỗ lực của cơ quan này trong 10 năm tới, đảm bảo hoạt động cả trong nước và quốc tế vì mục tiêu bảo vệ Trái đất và lợi ích của nhân loại.

Báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw