Nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên phụ nữ

Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã và đang đa dạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển bản thân, khẳng định vị thế trên mọi lĩnh vực.

Quan tâm đến phụ nữ nghèo

Chúng tôi đến gia đình chị Vàng Thị Điệp, hội viên phụ nữ thôn Tượng 1, xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai), là hội viên được hỗ trợ xây dựng lại nhà ở. Hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng chị Điệp không có điều kiện để xây dựng mới nhà ở, mặc dù nhà cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhờ sự sẻ chia, góp sức của các nhà hảo tâm, chị Điệp đã được Hội Phụ nữ thành phố Lào Cai hỗ trợ xây dựng lại căn nhà.

1.png

Hội Phụ nữ thành phố Lào Cai thông qua đóng góp, ủng hộ của các đơn vị trên địa bàn đã hỗ trợ gia đình 40 triệu để xây dựng lại ngôi nhà rộng gần 100 m2 với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng. Từ khi có nhà mới, vợ chồng tôi cùng các con yên tâm hơn, tích cực phát triển kinh tế, tích góp, đến nay đời sống đã ổn định.

Chị Vàng Thị Điệp, Hội viên phụ nữ xã Hợp Thành

Cũng thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, chị Vàng Lở Mẩy, hội viên phụ nữ Chi hội thôn Nậm Giang 2, xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát) đã được Hội Phụ nữ huyện Bát Xát hỗ trợ xây dựng mới nhà ở vào đầu tháng 10/2023. Chị Mẩy không có khả năng lao động, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, một mình nuôi 6 con nhỏ, kinh tế vô cùng khó khăn. Ngôi nhà của mấy mẹ con ở đã lâu, xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Trước hoàn cảnh đó, Hội Phụ nữ huyện Bát Xát đã hỗ trợ vận động các tổ chức, cá nhân, người thân trong gia đình giúp đỡ chị Mẩy xây ngôi nhà mới trên diện tích 50 m2, tổng kinh phí hơn 80 triệu đồng, trong đó Quỹ “Mái ấm tình thương” của Hội Phụ nữ huyện hỗ trợ 40 triệu đồng…

3.png

Mỗi người một số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng khi được hỗ trợ xây dựng nhà ở, các hội viên phụ nữ đều vui mừng, xúc động và biết ơn cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là tổ chức hội phụ nữ. Trong năm 2023, từ Quỹ “Mái ấm tình thương”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ sửa chữa và xây mới 26 nhà cho hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo; 2 ngôi nhà hạnh phúc và 1 nhà nhân ái với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Những phụ nữ trong diện được hỗ trợ nhà tình thương đều là phụ nữ nghèo, đơn thân hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có khả năng xây, sửa nhà.

Xây dựng đời sống tinh thần nhờ hoạt động văn nghệ, thể thao

Hằng ngày, vào 8 giờ tối, các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) khiêu vũ thể thao Chi hội Phụ nữ tổ 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) lại tập trung để tập luyện. Được thành lập năm 2018, đây là một trong những địa phương ở nông thôn sớm đưa khiêu vũ đến với chị em.

Chị Trần Thị Lan, Chủ nhiệm CLB cho biết, thời gian đầu câu lạc bộ chỉ có 10 người, sau đó chị em nhận thấy đây là môn nghệ thuật quần chúng đơn giản mà thú vị với những điệu nhảy mang tính vui nhộn và hướng về cộng đồng nên đến nay đã có gần 30 thành viên.

Chúng tôi thành lập CLB với mong muốn thỏa mãn đam mê, rèn sức khỏe và là nơi để chị em giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, phát triển kinh tế

Chị Trần Thị Lan, Chủ nhiệm CLB khiêu vũ thể thao

2.png

Tương tự, đều đặn vào cuối buổi chiều hằng ngày, hơn 10 thành viên trong đội văn nghệ thôn Tân Thắng, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) lại tập trung tại nhà văn hóa thôn để tập dân vũ thể thao. Sau gần 2 năm thành lập, các chị em đã biểu diễn thành thạo hàng chục bài nhảy dân vũ. Chị Đặng Thị Huệ, thành viên CLB tâm sự: Mặc dù công việc gia đình bận rộn nhưng chúng tôi luôn động viên nhau duy trì đội văn nghệ.

Toàn tỉnh hiện có hơn 300 đội, nhóm, câu lạc bộ văn hóa, thể thao, thu hút hơn 10.000 hội viên, phụ nữ tham gia. Những năm trước, các mô hình về văn hóa, thể thao trong hội viên phụ nữ chỉ tập trung vào các môn truyền thống như cầu lông, dưỡng sinh… thì nay, các cấp hội đã thành lập, ra mắt nhiều loại hình CLB văn hóa, thể thao phù hợp với từng đối tượng phụ nữ. Khoảng 5 năm trở lại đây, đã có nhiều mô hình CLB mới như bóng chuyền hơi, bóng đá, yoga, aerobic, zumba, dân vũ, khiêu vũ hiện đại, đàn và hát dân ca, bóng chuyền hơi, dân vũ, khiêu vũ hiện đại hấp dẫn, đông chị em tham gia.

Theo đánh giá của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai, việc các cấp hội thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các mô hình, CLB theo hướng hoạt động thực chất, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của hội viên, phụ nữ từng địa phương đã góp phần giúp hội viên, phụ nữ nâng cao hiểu biết, hoàn thiện các kỹ năng trong vai trò làm vợ, làm mẹ, phát huy vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Hoạt động trên còn tạo điều kiện để chị em tham gia công tác hội, xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Tính đến ngày 20/10/2023, các cấp hội đã công nhận mới 1.027 hội viên, vượt 11,63% so với chỉ tiêu nghị quyết đại hội phụ nữ tỉnh đặt ra trong năm, nâng tổng số hội viên trên địa bàn tỉnh lên 112.656 người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw