Năm Hợi với những sự kiện trọng đại

LCĐT - Suốt thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều sự kiện trọng đại trong cuộc đời Bác Hồ và trong cách mạng do Đảng ta tổ chức, lãnh đạo diễn ra vào năm Hợi.

Năm Tân Hợi 1911: Tháng 6/1911, Người bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.

Năm Quý Hợi 1923: Người tham gia nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa. Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa; sử dụng báo chí Pháp tấn công chủ nghĩa thực dân - đáng chú ý, Người là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ). Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.

Năm Ất Hợi 1935: Đại hội Đại biểu lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1935 tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc); tham dự có 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các đảng bộ ở nước ngoài.

Năm Đinh Hợi 1947: Đêm 13/1/1947, tức là ngày 23 tháng Chạp, đúng ngày ông Táo lên chầu trời, Bác Hồ bí mật lặng lẽ rời xã Xuyên Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), chuyển đến xã Cầu Kiệm, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội), tiếp tục chặng đường trường kỳ kháng chiến.

Cuối năm Đinh Hợi 1947: với chiến thắng Thu Đông, đánh bại chiến lược phản công của thực dân Pháp, quân ta mở rộng hậu phương, xây dựng lực lượng chuẩn bị làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bác Hồ với đại biểu phụ nữ các dân tộc Lào Cai tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III tháng 3/1961.
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ các dân tộc Lào Cai tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III tháng 3/1961.

Năm Kỷ Hợi 1959, là năm có nhiều sự kiện lịch sử:

1. Tháng 1/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II đã ra Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Nghị quyết khẳng định: “Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam ở Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, con đường đó là sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Sự ra đời của Nghị quyết là một bước ngoặt lịch sử của cách mạng miền Nam, là nguyện vọng, sự trông chờ suốt nhiều năm của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng.

2. Tuyến vận tải quân sự chiến lược 559 (sau này là đường mòn Hồ Chí Minh) được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường miền Nam; đưa bộ đội, cán bộ vào Nam, ra Bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Năm Tân Hợi 1971: Mỹ - Ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở đường 9 - Nam Lào (địa bàn chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào có chiều dài khoảng 90 km (từ Đông Hà, Quảng Trị đến Sê-pôn, Xa-va-na-khẹt, Lào), rộng khoảng 60 km (từ Mường Trương đến Mường Noòng), chủ yếu là rừng, đồi, núi trống trải. Sau 43 ngày đêm chiến đấu, quân ta đánh bại cuộc hành quân này, giáng một đòn quyết định vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Ních-xơn.

Năm Ất Hợi 1995, là năm cuối cùng thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 do Đại hội VII đề ra. Đảng ta nhận định: Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, đất nước đã vượt qua giai đoạn thử thách gay go. Công cuộc đổi mới thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Năm Đinh Hợi 2007: Nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

Ngày 16/10/2007, Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 với số phiếu tín nhiệm cao. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của đất nước ta, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Năm Kỷ Hợi 2019: Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2019). Năm 2018 tăng trưởng GDP đạt 7,08%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Những  kết quả đó đã tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 - 2020.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw