Nậm Chạc: Chuyển đổi số “gõ cửa” nhà dân

LCĐT - Là xã vùng III nhưng trong thời gian qua, xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát) đã tích cực thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số từ cơ quan hành chính xã đến từng người dân ở các thôn, bản xa xôi cho thấy sự nỗ lực của xã nghèo trước những chuyển động không ngừng của thời đại 4.0.

Nậm Chạc: Chuyển đổi số “gõ cửa” nhà dân ảnh 1
100% cán bộ xã Nậm Chạc sử dụng thành thạo VNPT-iOffice.

Đường về Nậm Chạc hôm nay dễ dàng hơn nhiều so với 10 năm trước. Tuy nhiên, vị trí địa lý, tự nhiên không mấy ưu ái khiến Nậm Chạc gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Xã Nậm Chạc có 8 thôn với 581 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao, Giáy. Kinh tế phần lớn tập trung vào phát triển nông nghiệp.

Đón chúng tôi trong căn phòng gọn gàng với bộ bàn ghế đơn sơ, trên bàn làm việc là chiếc máy tính xách tay nhỏ, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã chia sẻ quan điểm: Chuyển đổi số đâu phải điều khó thực hiện. Như trên bàn làm việc của chúng tôi, từ khi thực hiện chuyển đổi số đã tiết kiệm lớn chi phí cho văn phòng phẩm. Tất cả các văn bản, tài liệu (trừ văn bản, tài liệu mật) đều được số hóa gửi đến cán bộ, công chức xã thông qua hệ thống VNPT-iOffice.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND huyện Bát Xát về chuyển đổi số, trong những năm qua, xã Nậm Chạc đã có nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, số hóa mọi hoạt động và đạt nhiều kết quả. Từ năm 2017, Nậm Chạc đã áp dụng chữ ký số đối với cơ quan chính quyền. Năm 2020, Đảng ủy xã triển khai chữ ký số và đến năm 2021, có 100% tổ chức, đoàn thể sử dụng chữ ký số.

Cũng trong năm 2021, tất cả cán bộ, công chức xã đã sử dụng thành thục hệ thống gửi, nhận văn bản VNPT-iOffice. Thực hiện cuộc họp không tài liệu, trước mỗi cuộc họp, các văn bản nội dung được chuyển đến từng người qua hệ thống VNPT-iOffice. Đối với trưởng thôn, bản, trước kia phải in công văn, đem đến tận thôn thì nay được chuyển đổi bằng hình thức gửi qua ứng dụng Zalo, E-mail. Các trưởng thôn cũng là những người cập nhật nhanh về công nghệ, có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng.

Xã Nậm Chạc còn được huyện trang bị 1 màn hình LCD cỡ lớn phục vụ họp trực tuyến. Từ đầu năm 2022 đến nay, xã đã tham gia hơn 20 cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến địa phương. Trước đây, đối với hầu hết hội nghị, xã phải cử cán bộ ra huyện, ra tỉnh, thậm chí về Trung ương họp. Khoảng cách từ Nậm Chạc đến trung tâm huyện khoảng 30 km, đến tỉnh khoảng 40 km, do đó nếu cán bộ, công chức xã dự họp trực tiếp sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

Xã Nậm Chạc có 23 cán bộ, công chức. Đến thời điểm này, 100% cán bộ, công chức có máy tính kết nối internet, hệ thống mạng LAN ổn định. Từ đầu năm đến nay, có hơn 600 văn bản đến, hơn 1.000 văn bản đi được cập nhật trên phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPT-iOffice; hơn 600 văn bản được tạo hồ sơ công việc, được ký số và phát hành văn bản điện tử; khoảng 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính được tiếp nhận tại bộ phận một cửa thông qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến; hơn 900 hồ sơ được cập nhật trên dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, mà còn “gõ cửa” đến các hộ. Với chiếc điện thoại thông minh trên tay, “cả thế giới mở ra trước mắt”, nhất là đối với một số hộ nông dân, chuyển đổi số giúp họ áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Thắng ở thôn Cửa Suối. Nhờ chuyển đổi số mà gia đình ông mạnh dạn đưa giống xoài Đài Loan về trồng, đến nay đã cho thu hoạch và trở thành mô hình trồng cây ăn quả tiêu biểu của địa phương.

Ông Trần Văn Thắng cho biết, năm 2017, qua giới thiệu của người quen và bản thân tự dành thời gian tìm hiểu qua internet, YouTube, nhận thấy khí hậu và thổ nhưỡng tại thôn phù hợp nên ông đã mua 400 cây xoài giòn giống Đài Loan về trồng. Trong thời gian chờ thu hoạch, ông tìm hiểu thêm qua internet cách chăm sóc và những kỹ thuật cơ bản để xoài đạt năng suất, chất lượng. Sau 3 năm, xoài cho thu hoạch đúng như kỳ vọng là quả to, giòn, ngọt, được thị trường ưa chuộng.

Thấy mô hình trồng xoài giòn của gia đình ông Thắng đạt hiệu quả kinh tế, một số hộ cũng học hỏi, làm theo. Họ vừa tham khảo kỹ thuật từ mô hình thực tế của gia đình ông Thắng, vừa tự lên các trang mạng tìm hiểu cách phòng, trừ sâu, bệnh, cách khắc phục một số vấn đề trong chăm sóc xoài giòn. Hiện xã Nậm Chạc có 5 ha xoài giòn, trong đó 2 ha đã cho thu hoạch.

Nông dân Nậm Chạc còn tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong trồng chuối mô với tổng diện tích khoảng 200 ha, giá trị kinh tế có thể đạt 120 triệu đồng/ha. Hoặc việc sử dụng giống lúa lai thay thế giống lúa địa phương năng suất thấp giúp năng suất lúa bình quân tại xã đạt 58 tạ/ha, trong khi lúa địa phương chỉ đạt 40 tạ/ha…

Chuyển đổi số đã “gõ cửa” từng thôn, bản xã vùng III biên giới Nậm Chạc, người dân nhanh nhạy nắm bắt cơ hội chuyển đổi số, sử dụng thành thạo giao dịch điện tử, giảm nhiều thủ tục hành chính cũng như thời gian, chi phí đi lại. Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Vũ Anh Tuấn, để chuyển đổi số tiếp tục đạt kết quả, xã sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và người dân triển khai các mô hình chuyển đổi số, để chuyển đổi số thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Học bổng trao gửi yêu thương

Học bổng trao gửi yêu thương

Đạt thành tích học tập tốt, giành được học bổng từ các cuộc thi, Trần Bảo Ngọc (lớp 11 Hóa), Nguyễn Trung Đức (lớp 11 Toán), Nguyễn Ngọc Minh Châu (lớp 11A1), Trường THPT chuyên Lào Cai đã để dành một phần học bổng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện mô hình “Em nuôi của Đoàn” do Thành đoàn Lào Cai phát động. Những phần học bổng ấy đã trao cơ hội đến trường cho nhiều học sinh nghèo trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Đồng hành với trẻ không chỉ có gia đình, xã hội, mà nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng và hình thành nhân cách. Do đó, hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tư vấn cho học sinh thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần... là những việc làm thường xuyên được tổ tư vấn tâm lý học đường các trường trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện.

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Liên quan vụ việc hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp, ngày 26/4, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã ký Công văn số 08/CV/HNBVN đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo.

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Từ các vụ tai nạn lao động liên tiếp gần đây, trong đó có các vụ đặc biệt nghiêm trọng, thêm một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023 - 2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Nhằm nâng cao chất lượng nền nếp học tập, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, ngày 25/4, tại Trường Mầm non Cốc Mỳ (huyện Bát Xát), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”.

Những người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bình

Những người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bình

Chiều 26/4, sau 3 ngày hành quân và tổ chức hàng loạt hoạt động an sinh xã hội ở nhiều địa phương, 550 đại biểu thuộc các đoàn Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã hội quân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

fb yt zl tw