Năm 2023 khởi tố hơn 2.000 bị can tham nhũng, có cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2023, các cơ quan chức năng ở địa phương đã khởi tố 763 vụ án, 2.079 bị can về tham nhũng, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Thông tin này này được ông Võ Văn Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương - nêu rõ khi trình bày báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, diễn ra sáng 10/1.

Ông Võ Văn Dũng cho biết, dù mới được thành lập nhưng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) đã triển khai quyết liệt, toàn diện, cả về phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Hội nghị Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Hội nghị Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Cụ thể, trong năm 2023, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tiến hành 212 cuộc kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kiểm tra các chuyên đề, vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và các cơ quan chức năng ở Trung ương.

Báo cáo nêu các vụ việc điển hình như thanh tra việc thực hiện một số gói thầu, dự án liên quan đến Tập đoàn FLC, Công ty AIC; kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Lãnh sự, Cục Đăng kiểm...

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương thông tin, trong năm 2023, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã đưa 260 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo. Như vậy, tính từ khi thành lập đến nay, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã đưa 679 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, các cơ quan chức năng ở địa phương đã khởi tố mới 763 vụ án, 2.079 bị can về tham nhũng (tăng gần 2 lần so với năm 2022).

"Nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tồn đọng, kéo dài đã được chỉ đạo xử lý. Nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, liên quan đến cả cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và Tỉnh uỷ, Thành uỷ quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo chủ chốt cấp huyện", theo lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương.

Theo ông Võ Văn Dũng, minh chứng là tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều Giám đốc sở, Bí thư Huyện uỷ; Hà Nam khởi tố, điều tra 1 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 1 nguyên Giám đốc và 1 Phó Giám đốc Sở…

Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương cũng thông tin, một số Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quan tâm chỉ đạo "chống tham nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan chống tham nhũng", chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều trường hợp cán bộ, công chức trong các cơ quan này có sai phạm về tham nhũng, tiêu cực.

"Kết quả đó đã khẳng định sự chuyển biến rõ nét, bước tiến mới trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục ngày càng hiệu quả tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", giờ đây "trên nóng" và dưới cũng đang "nóng" lên rồi", Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.

vtc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw