Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17:

Nài ngựa huyện Bát Xát lần đầu tiên vô địch giải đua

Sáng 8/6, tại sân vận động huyện Bắc Hà đã diễn ra vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17. Tại vòng đua này, 32 nài ngựa cùng tranh ngôi vô địch. Nài ngựa Tráng A Giờ, huyện Bát Xát đã xuất sắc về đích đầu tiên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự và cổ vũ vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17 có các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Giàng Seo Vần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các địa phương; lãnh đạo huyện Bắc Hà và hàng nghìn người dân, du khách.

hàng nghìn người đổ về trung tâm huyện.jpg
Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân, du khách đổ về sân vận động huyện Bắc Hà để cổ vũ giải đua.
z5519045778450_43d020f68589af073188b0cdac64a512.jpg
Các đại biểu dự và cổ vũ giải đua.

Từ 7 giờ sáng, hàng nghìn người dân và du khách đã di chuyển đến khu vực sân vận động trung tâm huyện để mua vé vào sân. Trước giờ đua, trời lất phất mưa nhẹ làm dịu không khí ngày hè tháng 6. Khắp mọi nẻo đường, từng tốp người váy áo xúng xính đông vui như trẩy hội, cổ vũ cho ngựa đua. Lẫn trong từng tốp người, những “kỵ sỹ” thong dong cưỡi ngựa tới đường đua. Không hồi hộp như chủ nhân của mình, những chú ngựa thồ dù đã được đánh số chuẩn bị vào đua vẫn quen giấc ngày thường, nhởn nha, tranh thủ gặm cỏ non ngay giữa sân vận động.

khán giả.jpg
Hàng nghìn khán giả đến xem và cổ vũ.

Trong ngày thi đấu hôm nay, vòng thứ nhất, 32 nài ngựa được chia thành 8 lượt đua, mỗi lượt sẽ có 4 ngựa lên đường đua để chọn ra 16 nài ngựa có kết quả tốt nhất. Vòng đua này có 2 nài ngựa đến từ huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), 7 nài ngựa đến từ huyện Bát Xát và 23 nài ngựa của huyện Bắc Hà. Giải đua này có sự tranh tài của những nài ngựa có nhiều thành tích, dày dặn kinh nghiệm, cũng có người lần đầu tham gia giải đua, hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, kịch tính trong từng lượt đua.

kịch tính 2.jpg
IMG_0697.JPG
Rượt đuổi kịch tính trên đường đua.

Sau tiếng còi khai cuộc, những “kỵ sỹ” chân đất, đầu đội mũ bảo hiểm ngồi trên lưng ngựa mà không cần yên, bám dây cương, bờm ngựa, thúc vào hông ngựa đua đã được đánh số để bứt tốc. Với cự ly 1.500 m, vòng đua này mang lại nhiều bất ngờ, đòi hỏi khả năng tăng tốc tốt do cự ly không quá dài.


Dưới những tràng pháo tay, tiếng hò hét, cổ vũ của khán giả, không khí trên sân nóng dần lên. Dù thành tích tại vòng loại không có nhiều chênh lệch nhưng tại vòng đấu này, nhiều bất ngờ đã xảy ra. Nhiều chú ngựa nhanh chóng bứt tốc ngay từ tiếng còi khai cuộc, giữ được tốc độ ổn định, bỏ xa những ngựa phía sau và nhanh chóng cán đích. Có lượt đua dù những giây khởi động chưa thực sự tốt nhưng ngựa đua tăng tốc, “ngược dòng” ngoạn mục ngay tại những khúc cua để về đích ở vị trí đầu tiên. Cũng có những lượt đua song mã, tam mã, gay cấn đến những giây cuối cùng mới có thể phân định thắng bại. Ngoài ra, cũng có những sự cố hy hữu xảy ra do nài ngựa bị rơi khỏi ngựa đua, những chú ngựa “bất kham” chạy lạc khỏi đường chạy hay bỏ cuộc giữa chừng đầy đáng tiếc...

0B0A1368.JPG
Đội ngũ y tế chăm sóc nài ngựa gặp sự cố trong giải đua.

Các nài ngựa đến từ huyện Bát Xát mang đến những “cơn gió lạ” cho giải đua khi liên tục có nài ngựa xếp thứ nhất tại các lượt đua. Vì chiếm tỉ lệ số nài ngựa tham gia giải khiêm tốn hơn huyện Bắc Hà, các nài ngựa huyện Bát Xát được nhiều khán giả “trung lập” nhiệt tình cổ vũ và mong đợi làm nên điều bất ngờ cho giải đua truyền thống bởi nhiều năm nài ngựa huyện Bắc Hà bảo vệ tốt ngôi vô địch.

Vòng đua tiếp theo, 16 nài ngựa có thành tích tốt nhất được chia thành 4 lượt đua. Tại vòng đua này có không ít bất ngờ khi nhiều nài ngựa không giữ được thành tích tốt như những vòng trước đó và bị loại đầy đáng tiếc. Tuy nhiên, có những nài ngựa tự phá kỷ lục của chính mình để xuất sắc về đích, góp mặt tại vòng đua cuối cùng.

IMG_0787.JPG
Những ngựa đua băng băng trên đường đua.

Phía ngoài đường đua, khán giả tập trung thành từng khu vực để cổ vũ cho nài ngựa của địa phương mình. Trong sắc phục rực rỡ, chị Tráng Thị Thu, xã Na Hối cùng nhiều chị em, bạn bè trong xã đến cổ vũ. Chị Thu cho biết: Năm nào chúng tôi cũng đến xem và cổ vũ cho các nài ngựa của xã. Na Hối đã nhiều lần có nài ngựa giành ngôi vô địch nên tôi rất mong năm nay các nài ngựa của xã cũng sẽ đạt thành tích tốt.

Tương tự, đến cổ vũ giải đua cũng có nhiều khán giả trung lập đến cổ vũ chung cho các nài ngựa. Đã nhiều mùa giải, chị Triệu Thị Lý lặn lội từ Yên Bái lên Bắc Hà để xem đua ngựa. Chị Lý cho biết: "Giải đua này hấp dẫn, kịch tính nên tôi rất thích, đến hẹn lại lên, cứ dịp này, tôi thường xem đua ngựa và đi chơi hội, cảm thấy rất vui, nhiều trải nghiệm thú vị".

Vòng đua cuối cùng chỉ còn 4 nài ngựa tranh tài với 2 nài ngựa của huyện Bát Xát và 2 nài ngựa huyện Bắc Hà. Đúng cho câu nói nổi tiếng “đường dài mới biết ngựa hay”, trải qua 3 vòng đua chỉ trong khoảng thời gian ngắn, vòng đua cuối là cuộc thử thách thực sự, đòi hỏi bản lĩnh của nài ngựa cũng như những ngựa đua hay nhất, xuất sắc nhất chinh phục ngôi vô địch.

Tiếng hò reo, vỗ tay, cổ vũ vang đều khắp 4 phía quanh đường đua tạo nên không khí vô cùng sôi động. Những ngựa đua cũng như được tiếp thêm sức mạnh, dồn sức, bứt tốc dưới sự điều khiển khéo léo và đầy quyết tâm của những nài ngựa miệt mài bám đuổi nhau trên từng mét sân. Sau 3 vòng đua, nài ngựa Tráng A Giờ (huyện Bát Xát) về đích đầu tiên; nài ngựa Tráng A Ma (huyện Bát Xát) về đích thứ 2; nài ngựa Giàng Seo Vư (Thải Giàng Phố) và Nông Văn Toàn (xã Hoàng Thu Phố) huyện Bắc Hà lần lượt về đích ở vị trí thứ 3 và thứ 4. Nài ngựa Tráng A Giờ cũng chính là nài ngựa xếp thứ nhất tại vòng loại của giải đua.

0B0A1426.JPG
0B0A1447.JPG
Niềm vui chiến thắng.

Không giấu được niềm vui chiến thắng khi lần đầu tiên "chạm tay" tới chiếc cúp vô địch, anh Tráng A Giờ chia sẻ: "Đây là lần thứ 3 tôi tham gia giải đấu nhưng lần đầu tiên có được ngôi vô địch. Không biết nói gì hơn ngoài niềm vui và lời cảm ơn tới khán giả quê nhà và các địa phương đã hết sức cổ vũ cho chúng tôi".

Như vậy, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17 đã kết thúc với sự xuất sắc của nài ngựa huyện Bát Xát, giành "ngôi vương" tại giải đua hấp dẫn này.

IMG_0958.JPG
Trao giải cho các nài ngựa xuất sắc nhất.

Bế mạc giải đua, Ban tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các nài ngựa ở nội dung cá nhân; trao giải tập thể và giải phụ cho các nài ngựa.

Đánh giá giải đấu năm nay, bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà nhận định: Giải đua ngựa năm nay có 86 nài ngựa tham gia đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh, chất lượng tương đối đồng đều và có chất lượng hơn những mùa giải trước. Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất, là điểm nhấn của Festival Cao nguyên trắng mùa hè năm nay.

Ngày hè tháng 6 nhưng tiết trời tại khu du lịch Bắc Hà dịu mát tạo không khí lý tưởng để người dân, du khách tham gia các hoạt động khác trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng mùa hè Bắc Hà sau khi kết thúc giải đua ngựa truyền thống. Giải đua kết thúc, dư âm về những bước chạy sẽ tạo thêm sự háo hức, tò mò cho người xem cũng như tăng thêm quyết tâm cho các nài ngựa ở giải đua tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw