Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ngựa đã hí trên đường đua “Cao nguyên trắng”

Ngựa đã hí trên đường đua “Cao nguyên trắng”

Đã thành thông lệ, mỗi khi mận Tam hoa chín đỏ cũng là lúc “Cao nguyên trắng” Bắc Hà rộn rã tiếng vó ngựa với giải đua ngựa truyền thống. Năm nay, giải đua được khởi tranh vào sáng mùng 2/6. Đây là hoạt động văn hóa, thể thao độc đáo được du khách đón đợi mỗi khi tham dự Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà.

z5499622497157_650984be2fd01ca58283fc143eb9fe73.jpg
Đại biểu dự vòng loại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17.

Cũng như những mùa giải trước, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17 được tổ chức 3 vòng: vòng đấu loại, bán kết và chung kết.

Từ 8h sáng, hàng nghìn người dân và du khách đã háo nức đổ về Sân vận động trung tâm huyện Bắc Hà – nơi diễn ra Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17 để cổ vũ cho giải đua.

z5499622510904_540b156ed2887d08867ba4f721c5e53c.jpg
z5499622509041_94fa1f24b971bb103d3ec3f239831def.jpg
Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đoàn đua.

Trước giờ khởi tranh, thời tiết Bắc Hà mát mẻ, có mưa nhẹ, rất lý tưởng để bộ môn thể thao ngoài trời như đua ngựa được diễn ra thuận lợi và có những nước chạy đẹp mắt cống hiến cho khán giả.

z5499550390171_2170c7494d965d0c1ab7fcf9af1d1a4b.jpg
Khán giả chen chân đứng xem đua ngựa thồ.

Đúng 9 giờ sáng, sau hiệu lệnh xuất phát, 86 nài ngựa đến từ huyện Bắc Hà, Bát Xát (tỉnh Lào Cai) và huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) quyết liệt tranh tài trên đường đua. Trong đó, Bắc Hà có 65 nài ngựa, huyện Bát Xát có 14 nài ngựa và Hàm Yên có 7 nài ngựa. Các nài ngựa sẽ tranh giải cá nhân và đồng đội theo nội dung đăng ký với Ban Tổ chức giải. Cự ly tranh tài tại vòng loại là 1.900 m. Kết thúc vòng loại, 32 nài ngựa có thời gian thi đấu ít nhất, không phạm quy trong quá trình thi sẽ được lựa chọn vào vòng bán kết và tiếp tục thi đấu ở vòng chung kết.

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lâu nay vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi sự độc đáo của những chú ngựa đua và các nài ngựa. Tham gia tranh tài, những kỵ sĩ nông dân chân đất đích thực của các dân tộc Tày, Nùng, Mông và nhiều dân tộc khác đã thể hiện bản lĩnh của “đấng trượng phu” vùng cao với tài nghệ cưỡi ngựa không có yên cương. Ngựa đua là ngựa thồ của nhà nông vốn quen việc chuyên chở hàng hóa ra ruộng vườn hoặc lên nương, chưa từng hoặc rất ít khi đến đường đua. Tuy nhiên, chính những nét độc đáo đó đã đem đến cho người xem những cảm xúc hứng khởi khi chứng kiến những bước ngựa phi đầy quyến rũ và không kém phần kịch tính trong vũ hội cao nguyên.

z5499534320706_3d1d35a1216381a134e30f0b5d3c798d.jpg
Các kỵ sĩ "chân đất" cưỡi ngựa không yên cương.
z5499556295699_9684bbbf2846175aa541351126a30b70.jpg
z5499557615895_5034c839c48cc6d42fd04ca5608cb2d3.jpg
z5499548851704_52fbb9af55eba4fb43dd2ec3584a94cd.jpg
Quyết liệt trên đường đua.

Chị Hà Thị Lan, du khách đến từ tỉnh Yên Bái cùng gia đình không ngừng reo hò, cổ vũ cho các nài ngựa cho biết: Tôi đã đi xem nhiều giải đua ngựa nhưng giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà rất đặc biệt, từ kỵ sĩ là nông dân chân chất đến những chú ngựa thồ đậm chất vùng cao. Giải không mang tính chuyên nghiệp nhưng đã mang đến cho du khách những nụ cười sảng khoái bởi những chú ngựa đua “vụng về”. Tôi sẽ về kể cho bạn bè nghe và sẽ trở lại cùng họ vào mùa giải sau.

z5499554623854_08eefa73582107ca53bc4ed5be74f333.jpg
Tăng tốc, quyết đấu.

Tham dự giải năm nay, bên cạnh các gương mặt quen thuộc của các mùa giải trước, xuất hiện rất nhiều gương mặt mới. Anh Sùng Seo Di, thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) lần đầu tham gia giải đua cho biết: Những mùa giải trước, được xem các bạn đua ngựa, tôi thấy rất ấn tượng và mong muốn được trở thành nài ngựa tham gia thi đấu. Từ năm ngoái, tôi bắt đầu tự huấn luyện ngựa của mình để tham gia giải. Lần đầu tiên tham gia giải, tôi không đặt mục tiêu cao, chỉ mong cho người và ngựa làm quen với đường đua để thi tiếp vào những mùa giải sau.

z5499546753903_a0f165ba83a76f4be7d805ed98d1693a.jpg
z5499572848668_0007d006189fa3394378e9ed6d5be933.jpg
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà đem đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà cho biết: Đua ngựa đã có từ xa xưa ở huyện Bắc Hà, thể hiện sức mạnh của con người, sự gắn bó của người dân với con vật thân thiết của nhà nông đó là ngựa. Với 17 năm tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà, chúng tôi muốn tôn vinh nét đẹp văn hóa cổ xưa, đồng thời trao truyền đến thế hệ mai sau. Đây cũng là sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu Bắc Hà được du khách đón đợi và yêu mến.

Tại vòng loại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17, trải qua 23 lượt đua, 32 nài ngựa có thành tích cao nhất đã được gọi tên vào vòng thi bán kết. Theo kế hoạch, vòng thi bán kết và chung kết sẽ được tổ chức vào sáng 8/6 tại Sân vận động trung tâm huyện Bắc Hà. Với sự quyết liệt của các nài ngựa và các chú ngựa đua để tranh ngôi vương, chắc chắn các vòng thi sẽ là những “bữa tiệc” thể thao hấp dẫn dành cho Nhân dân và du khách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw