Mỹ lo ngại về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết Mỹ đang cập nhật các quy định, bao gồm luật khai thác mỏ 150 năm tuổi để đảm bảo việc khai thác hiệu quả các nguồn khoáng sản quan trọng.

Đất hiếm. (Nguồn: asiatimes)
Đất hiếm. (Nguồn: asiatimes)

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm ngày 14/2 cho biết nước này rất lo ngại về sự kiểm soát của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu về các khoáng sản quan trọng.

Phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng năm 2024 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tổ chức tại Paris (Pháp), Bộ trưởng Granholm cho biết Mỹ đang cập nhật các quy định, bao gồm luật khai thác mỏ 150 năm tuổi để đảm bảo việc khai thác bền vững và hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng chất quan trọng.

Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với những đối tác như Australia, Canada… để đa dạng hóa nguồn cung và hợp tác là một trong những chủ đề mà Mỹ nêu ra tại hội nghị IEA.

Trước đây IEA đã cảnh báo rằng nguồn cung ngày nay không đủ để chuyển đổi ngành năng lượng. Đó là bởi vì có sự tập trung về mặt địa lý tương đối cao trong việc sản xuất nhiều nguyên tố chuyển tiếp năng lượng.

Ví dụ, hầu hết trữ lượng đất hiếm đều nằm ở Trung Quốc, trong khi Việt Nam, Brazil và Nga cũng là những quốc gia có nguồn đất hiếm lớn tính theo trữ lượng.

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu về khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng tăng vọt, việc sử dụng các kim loại như nickel, đồng, lithium và cobalt rất đa dạng, bao gồm cả xe điện, tuabin gió và các tấm pin Mặt trời.

Trung Quốc là nước dẫn đầu trong chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chiếm khoảng 60% sản lượng khoáng sản và nguyên liệu đất hiếm trên thế giới. Các quan chức Mỹ trước đây đã cảnh báo điều này đặt ra một thách thức chiến lược trong bối cảnh chuyển đổi sang các nguồn năng lượng carbon thấp.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw