Mỹ lo ngại cháy rừng kỷ lục ở quốc gia láng giềng Canada

Là quốc gia láng giềng, nước Mỹ đang phải theo dõi sát những diễn biến cháy rừng nghiêm trọng nhất tại Canada.

tg.jpg
Cột khói bốc lên từ một đám cháy rừng gần Lodgepole, Alberta, Canada ngày 4/5.

Năm nay là mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất tại Canada. Tới cuối tuần này, vẫn có hơn 1.000 đám cháy đang hoành hành, trong đó 660 đám cháy được đánh giá là vượt tầm kiểm soát.

Theo CNBC, mùa cháy rừng năm nay được ghi nhận là tồi tệ nhất ở Canada, với hơn 13 triệu ha rừng đã bị cháy tới thời điểm này, những khu vực rừng bị thiêu rụi đang có diện tích tương đương như nước Bồ Đào Nha hay Hàn Quốc.

Những tuần gần đây, các cột khói từ hàng trăm đám cháy đã bao phủ những vùng rộng lớn của đất nước, buộc hàng chục nghìn người phải đi sơ tán và gây ra cảnh báo về chất lượng không khí ở các thành phố phía bắc nước Mỹ.

Tờ Thời báo New York đang có hẳn một mục riêng để cập nhật chất lượng không khí và khói cháy rừng. Tình hình mới nhất cho thấy khói mù vẫn bao phủ nhiều khu vực ở Bắc Mỹ và tình trạng ô nhiễm không khí đang tiếp tục lan rộng từ hàng trăm đám cháy rừng khắp Canada.

Hiện nay, các bang miền Bắc nước Mỹ đang bước vào nửa cuối mùa hè, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, nếu cháy rừng tiếp tục kéo dài có thể làm gia tăng cảm giác oi nóng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Tờ CBS News có bài viết với tựa đề: "Mùa hè khói: Cần bảo vệ chính mình và những người thân khỏi ô nhiễm do cháy rừng".

Tác giả bài viết cho rằng, hiện nay dù đang ở Minneapolis, Mỹ hay Winnipeg, Canada (2 thành phố cách nhau gần 740 km) đều phải chịu ảnh hưởng của những đám khói cháy rừng không có biên giới, làm ô nhiễm không khí và tạo nên một mùa hè rất khó chịu trong lịch sử.

Trong bài viết trên tờ Newsweek, bàn về tác hại của khói cháy rừng từ Canada với thành phố New York, tác giả cho rằng giai đoạn đầu tháng 6 khói từ những đám cháy rừng ở Canada đã nhanh chóng biến bầu trời thành phố New York thành màu cam cháy và gây tác hại tương tự như hút thuốc lá thụ động trong nhà.

Với nước Mỹ, ở khu vực bờ Tây cũng đang xảy ra vụ cháy rừng với quy mô lớn nhất tính từ đầu năm. Các chuyên gia cảnh báo, do tác động của biến đổi khí hậu, những đám cháy rừng và tình trạng khói mù như thế này có thể diễn biến phức tạp hơn trong những năm tới.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw