Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mường Khương đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn

Mường Khương đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn

Thời gian qua, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Mường Khương đã tập trung đầu tư, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân.

Dù mới hoàn thành được hơn 50% khối lượng nhưng người dân thôn Sảng Lùng Phìn (xã Nậm Chảy) rất phấn khởi khi tuyến đường vào khu sản xuất dài 2,5 km đã được mở rộng và đổ bê tông được 1/2 chiều dài toàn tuyến.

Trước đây, tuyến đường này là đường mòn, trời mưa không thể đi được do dốc cao và trơn trượt, không may khi thu hoạch nông sản, nếu trời mưa, người dân chấp nhận để lại nương, chờ khi trời nắng mới chở về. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng nữa, khi tuyến đường hoàn thành, người dân “vô tư” chở nông sản từ khu sản xuất về nhà kể cả trời mưa.

z4578889432063_58d2db5535d0ea299e640f5aaa7e0c03.jpg

Ngoài tuyến đường thôn Sảng Lùng Phìn, xã Nậm Chảy đã mở 3 tuyến đường giao thông nông thôn, gồm tuyến đường thôn Gia Khâu A dài 2,6 km vào khu sản xuất ngô, chè, cây ăn quả với diện tích 100 ha, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản cho người dân thôn Gia Khâu A và thôn Mào Phìn; tuyến đường thôn Lùng Phìn A dài 5 km vào khu sản xuất nông nghiệp với diện tích 150 ha của thôn Lùng Phìn A và thôn Sảng Lùng Phìn; tuyến đường thôn Mào Phìn dài 1,5 km phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân trong thôn.

2.jpg

Ông Cư Thọ, Chủ tịch UBND xã Nậm Chảy cho biết: Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, trong 2 năm (2022 và 2023), xã Nậm Chảy được giao làm chủ đầu tư 4 tuyến đường giao thông nông thôn. Hiện các tuyến đường đã triển khai thi công và cơ bản hoàn thành. Nhờ có đường, các khu sản xuất nông nghiệp được mở rộng, diện tích các cây trồng chủ lực của địa phương như chuối, chè, cây ăn quả tăng mạnh.

Không chỉ Nậm Chảy, tại nhiều xã trên địa bàn huyện Mường Khương, các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Có thể kể đến các tuyến đường: Hoàng Phì Chải - Lũng Cáng (xã Tả Ngài Chồ) dài 2,5 km; Chu Lìn Phố - Ma Ngán (xã Lùng Khấu Nhin) dài 2,5 km; Tà San - Na Lang (xã Lùng Vai) dài 2,5 km…

z4578889406490_aed021fa268569a6fb57c6c9d4a658f9.jpg

Trong 2 năm 2022 và 2023, huyện Mường Khương đầu tư xây dựng 62 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 181,8 km, đến nay đã đổ bê tông được 56 km và đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường còn lại.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Mường Khương cho biết: Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được triển khai đồng khắp, nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Những con đường được đổ bê tông đã tạo thuận lợi cho người dân đi lại, mang lại diện mạo mới cho nông thôn, đồng thời là động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

fb yt zl tw