Mường Khương bảo tồn, tái hiện Lễ hội “Nhé khố sinh” dân tộc Bố Y

Nhằm phục dựng, bảo tồn lễ hội truyền thống của dân tộc khó khăn đặc thù, ngày 29/8, tại Trường Tiểu học số 2 thị trấn Mường Khương, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Khương tổ chức bảo tồn, tái hiện lễ hội truyền thống ‘‘Nhé khố sinh’’ của dân tộc Bố Y.

Dự hoạt động có đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Phòng Dân tộc, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Mường Khương cùng cấp ủy, chính quyền các xã và nghệ nhân trên địa bàn.

Người Bố Y ở huyện Mường Khương sinh sống chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thanh Bình, Mường Khương, Tung Chung Phố, Nậm Chảy và Lùng Khấu Nhin. Tuy dân số không đông và sống đan xen với các dân tộc khác nhưng người Bố Y vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.

DSCF5409.MOV_snapshot_00.00.493.jpg
Trình diễn các trích đoạn tái hiện Lễ hội ‘‘Nhé khố sinh’’ của dân tộc Bố Y huyện Mường Khương.

Qua khảo sát cho thấy, hơn 20 năm qua không còn xã nào tổ chức lễ hội này. Do vậy, việc phục dựng, tái hiện lễ hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ ngày nay. Đồng thời, việc bảo tồn lễ hội thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024 của huyện Mường Khương.

DSCF5395.MOV_snapshot_00.01.946.jpg
Thầy cúng đến từng nhà để "bắt" những cái xấu, cái không tốt cho dân làng.

Sau 2 ngày tập luyện dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, 40 người dân tộc Bố Y của 4 xã, thị trấn (Nậm Chảy, Lùng Khấu Nhin, Tung Chung Phố, thị trấn Mường Khương) đã được truyền dạy các nội dung của lễ hội.

KH 2.jpg
DSCF5392.MOV_snapshot_00.01.169.jpg
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trong lễ hội.

Lễ hội “Nhé khố sinh” dân tộc Bố Y ở Mường Khương mang ý nghĩa phòng, chống cháy, chống khô hạn, quy ước bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự sống của con người. Đây là nghi thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Bố Y gắn liền với tập quán tín ngưỡng, lễ, tết và canh tác nông nghiệp tại các bản làng người Bố Y sinh sống. Lễ mang sắc màu của tín ngưỡng dân gian cổ xưa, diễn ra ở hầu hết các bản làng nơi người Bố Y sinh sống, được chuyển tải thông qua hoạt động trình diễn hàng loạt các mảng trò hấp dẫn, hàm chứa những yếu tố nghệ thuật dân gian tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw