Mùa Vu Lan: Hãy làm trọn đạo hiếu khi cha mẹ còn sống

Từ lâu, ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm được biết đến là 'Ngày lễ Vu lan báo hiếu', ngày con cháu bày tỏ lòng thành kính báo hiếu ông bà, cha mẹ. Trong những ngày này, ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên, thắp nén hương tưởng nhớ đến người thân đã khuất, nhiều người còn làm nhiều việc nghĩa cũng như bày tỏ lòng thành kính với bậc sinh thành khi cha mẹ đang còn sống.

Dịp rằm tháng 7 âm lịch, các ngôi chùa trên cả nước đều tổ chức Pháp hội “Vu lan báo hiếu” với những nghi lễ trang trọng, thiêng liêng, thu hút hàng nghìn người dân đến tham gia với các nội dung như: Giảng kinh về đạo hiếu, lễ bông hồng cài áo, thả đèn hoa đăng, lễ cầu siêu…

Người dân làm lễ bên trong chùa Quán Sứ nhân dịp Lễ Vu Lan.

Tới lễ chùa, ai cũng mang theo một bó hoa thơm, đó là những bông sen thơm ngát, những bông hồng đỏ thắm, hoa huệ trắng tinh khiết hay những bông cúc vàng tươi rực rỡ. Những bông hồng trắng, đỏ được người dân cài trên ngực áo tạo nên một không khí linh thiêng và ấm cúng. Không chỉ đi lễ cầu an cho cha mẹ đã khuất mà người dân còn đến chùa cầu sức khỏe cho cha mẹ đang còn sống.

-“Bố mẹ tôi mất lâu rồi, lúc đó tôi còn đang học, khi trưởng thành thì bố mẹ tôi mất rồi nên tôi chưa hề báo hiếu được cho bố mẹ. Đến bây giờ “ăn mày” cửa Phật để sám hối những điều mình làm chưa đúng, những gì mình làm sai, nên tôi đến đây chỉ biết ngồi cầu trời khấn phật phù hộ cho”.

-“Bây giờ cũng có nhiều người hiếu kính lắm. Cũng chỉ mong muốn là làm sao để những người thân của mình có một sự động viên bởi khi tuổi càng nhiều thì càng cần sự quan tâm, động viên, như vậy những người thân sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt hơn để cho mọi người đều cảm thấy ấm lòng”

-“Khi bố mẹ đang còn sống, mình phải nghĩ rằng có cha, có mẹ thì mới có mình. Mình phải sống thế nào để cho trọn nghĩa vẹn tình, đúng đạo làm con. Sau khi bố mẹ có buông bỏ thì không phải ân hận điều gì, khi sống phải đối xử cho tốt. Đến chùa này tất cả mọi người đều tĩnh tâm lại và nhìn lại mình đã tốt chưa. Những người chưa tốt thì cũng đến cửa Phật để chiêm ngưỡng những điều tốt đẹp để vận dụng vào con người mình”, một số phật tử bày tỏ ý kiến.

Người dân thắp hương bên tại Chùa Quán Sứ.

Lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích tấm gương hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên - cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Từ tấm gương hiếu hạnh của Bồ Tát Mục Kiền Liên, lễ Vu Lan ra đời và trở thành ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á. Diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch, lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống, nhắc nhở mỗi người về bổn phận làm con phải luôn “Một lòng thờ mẹ kính cha- Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Theo Đại đức Thích Nguyên Chính, Phó Chánh Văn phòng trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mỗi mùa Vu Lan là dịp để những người con tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên, nói rộng ra là công ơn của những anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

“Kinh Đức Phật dạy “Tu đâu không bằng tu nhà, thờ cha kinh mẹ mới là chân tu”. Trước nhất là hiếu kính với cha mẹ bằng việc rất thiết thực, khi cha mẹ chúng ta còn khỏe mạnh thì không cần nhờ con cái nhưng khi đến cha mẹ có tuổi thì phải nhờ dựa vào con cái, lúc đó những người con phải phụng dưỡng, trước nhất bằng cái tâm, như hỏi thăm hằng ngày. Trong kinh cũng nói rằng “dù một vai cõng cha, một vai cõng mẹ, đi hết cả cuộc đời cũng không trả hết được công lao sinh thành của cha mẹ”,, Đại đức Thích Nguyên Chính nói.

Người dân Hà Nội tới chùa Quán Sứ cầu an cho cha mẹ, người thân nhân dịp Lễ Vu Lan.

Lễ Vu lan là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tuy nhiên, trong những năm gần đây, với suy nghĩ “trần sao âm vậy”, nhiều người dân vẫn giữ thói quen đốt vàng mã với suy nghĩ đốt càng nhiều thì càng được tổ tiên “phù hộ độ trì” cho con cháu ăn nên làm ra. Không ít người đua nhau sắm các loại hàng mã như: ô tô, xe máy, nhà lầu, ti vi…bằng giấy, đồng nghĩa với việc mỗi năm người dân đốt hàng nghìn tỷ đồng. Cách hiểu này ảnh hưởng không nhỏ đến những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đại đức Thích Nguyên Chính đưa ra lời khuyên: “Chùa khuyên các phật tử chúng ta hạn chế đốt vàng mã, lấy tiền đó có thể từ thiện, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ còn sống, còn chúng ta có tâm thì kể cả một bộ quần áo thôi cũng là nhiều, quan trọng nhất là tâm. Chúng ta mong muốn các cụ siêu thoát, khi siêu thoát không thể nhận được những đồ đó. Do vậy, chúng ta không nên đốt nhiều vàng mã”.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Những ai còn đầy đủ cha mẹ hãy trân trọng những giây phút thiêng liêng này khi còn được hưởng niềm vui bên cha mẹ…. đừng để hối hận vì không sống trọn đạo làm con, trọn đạo làm ngừời.

Đạo hiếu như một chất keo gắn chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ và cao hơn nữa là cộng đồng, quê hương, đất nước và đã thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam. Không chỉ hiếu kính cha mẹ, mà thế hệ con, cháu có nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân những người có công lao với đất nước, hướng đến những việc làm thiện nguyện đã lan tỏa, tạo thành phong trào, nét đẹp trong cuộc sống.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw