Mủ cao su không nơi tiêu thụ

LCĐT - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao su hầu như đóng băng, trong khi trong tỉnh chưa có đơn vị đứng ra thu mua, tiêu thụ. Thực trạng này đã đẩy hàng trăm hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh khó khăn bởi vụ khai thác mủ đã đến và nếu cây cao su trong độ tuổi không được cạo mủ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sự phát triển lâu dài của cây.

Từ năm 2008 đến 2017, hàng trăm hộ ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương… đã trồng hơn 300 ha cao su, ngoài ra nhiều hộ đã góp đất cùng doanh nghiệp trồng 234 ha. Đến cuối năm 2014, một số diện tích cây cao su của các hộ tự trồng ở Bát Xát đã cho khai thác mủ. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cây cao su ở Lào Cai sinh trưởng và phát triển tốt. Đến đầu năm 2020, toàn tỉnh có hơn 150 ha cao su tiểu điền đủ tuổi khai thác mủ. Tuy nhiên, người dân phải đối mặt với khó khăn lớn là việc tìm đầu ra cho mủ cây cao su.

Hàng trăm ha cao su trên địa bàn tỉnh đã cho khai thác mủ.
Hàng trăm ha cao su trên địa bàn tỉnh đã cho khai thác mủ.

Là hộ trồng cao su lớn nhất huyện Bát Xát, gia đình ông Hoàng Mộc Lan (tổ 9, thị trấn Bát) có hơn 10 ha cao su đang trong kỳ thu hoạch mủ. Năm 2019, giá bán mủ cao su tại vườn khoảng 20.000 đồng/kg (mủ cao su đóng bánh), tiền thu từ bán mủ của gia đình ông chỉ đảm bảo trả lương công nhân và mua phân bón, không có lãi. Năm nay, đã đến vụ thu hoạch mủ nhưng gia đình ông Lan vẫn chưa thể tổ chức cạo mủ vì chưa tìm được đầu ra. Ông Lan cho biết: Tôi đã liên hệ với các mối tiêu thụ mủ nhưng chưa có nơi nào trả lời. Năm nay, tôi thậm chí đã liên hệ với đối tác Trung Quốc nhưng qua tìm hiểu thì thủ tục xuất khẩu mủ cao su rất phức tạp nên chưa khai thác. Mỗi ngày qua đi, gia đình tôi thiệt hại cả triệu đồng nhưng chưa biết phải làm thế nào!

Xã Bản Phiệt có diện tích trồng cao su lớn huyện Bảo Thắng (hơn 250 ha). Trên địa bàn xã có nhiều vườn cao su đã đến kỳ khai thác mủ từ 2 năm trước, nhưng đến nay người dân ở đây vẫn đang loay hoay không biết bán mủ cao su ở đâu.

Bà Đặng Thị Dẩn, ở thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt cho biết: Từ năm 2010, thôn Nậm Sò có hàng chục hộ trồng cao su, tổng diện tích hơn 15 ha. Riêng gia đình bà trồng hơn 2 ha. Đến nay, cây cao su đã được khai thác nhưng các hộ vẫn chưa tìm được đơn vị thu mua mủ nên đành chờ. Các hộ trồng cao su trong thôn mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm vào cuộc tháo gỡ khó khăn.

Chung hoàn cảnh như những hộ trồng cao su ở xã Bản Phiệt, gia đình ông Hầu Seo Hòa, ở thôn Na Lốc 4, xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) đang đứng ngồi không yên vì hơn 1.000 cây cao su (trong tổng số 3.000 cây trên diện tích khoảng 3 ha) đã đến tuổi khai thác mủ nhưng chưa có người thu mua. Ông Hòa ngán ngẩm nói: Năm 2019, gia đình tôi và một số hộ trong thôn đã cạo mủ và mang sang Trung Quốc bán nhưng giá thấp (khoảng 12.000 đồng/kg), tính ra không đủ bù vào tiền thuê nhân công cạo mủ và công vận chuyển đi bán. Năm nay, một phần vì giá bán rẻ và một phần vì ảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bên kia biên giới không thu mua, gia đình tôi quyết định không cạo mủ để bán nữa và giờ chỉ trông chờ xem các doanh nghiệp của Việt Nam có thu mua không.

Thôn Na Lốc 4 hiện có 15 ha cây cao su đã đến tuổi cho thu hoạch mủ. Người dân tại đây vẫn loay hoay, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm mủ cao su trong khi vụ trước đã cạo mủ thì vụ này không thể bỏ khai thác.

Trao đổi với phóng viên, ông Cư Trữ, Phó Chủ tịch xã Bản Lầu cho  biết: Cây cao su được trồng trên địa bàn từ năm 2008, do người dân tự mua giống về trồng với diện tích hơn 230 ha. Tính đến thời điểm này, xã có gần 150 ha cây cao su bước vào vụ thu hoạch mủ, người dân rất lo lắng vì không biết bán cho ai. Năm 2019, có đại diện Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai vào khảo sát nhưng đến nay chưa thấy quay lại để thu mua cho bà con.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lào Cai có hơn 1.469 ha cây cao su đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát và Mường Khương. Trong vụ khai thác năm 2020, dự kiến có gần 250 ha tại các hộ đến kỳ cho thu hoạch mủ, năng suất 0,8 tấn/ha. Vì nhiều nguyên nhân, như giá mủ cao su thấp, không có nơi tiêu thụ và thiếu kỹ thuật cạo mủ nên người dân chưa thể tổ chức khai thác. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai cũng đang có hàng trăm héc-ta cây cao su đến kỳ thu hoạch đã được đơn vị này cho cạo mủ song giá bán chưa được thông báo chính thức.

Ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai cho biết: Diện tích cây cao su đơn vị đã trồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai là gần 1.500 ha. Năm 2020, Công ty có khoảng 150 ha cho khai thác mủ. Từ giữa tháng 5, công ty đã tổ chức khai thác đúng khung thời vụ nhưng đến nay vẫn chưa biết giá bán mủ như thế nào.

Mặc dù đã đến vụ khai thác mủ cao su, nhưng nhiều hộ vẫn chưa thể khai thác vì chưa tìm được đầu ra.
 Mặc dù đã đến vụ khai thác mủ cao su, nhưng nhiều hộ vẫn chưa thể khai thác vì chưa tìm được đầu ra.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai có tổ chức thu mua mủ cao su cho các hộ trồng nhỏ lẻ không, ông Phạm Hồng Việt cho biết: “Chúng tôi cũng chưa tìm được đối tác thu mua nên chưa thể mua cho người dân. Nếu đến vụ, người dân cứ tổ chức cạo, có sản phẩm rồi tính”.
Nói về giải pháp tìm đầu ra cho cây cao su, ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có ý kiến với Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai tổ chức khai thác mủ toàn bộ diện tích cao su của doanh nghiệp liên kết với các hộ trồng sao cho đúng khung thời vụ và tìm đầu ra để tiêu thụ mủ cao su cho các hộ. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân chủ động liên hệ với các đầu mối để xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

Các hộ trồng cao su ở các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng… đang loay hoay không biết phải làm gì với cây cao su, bởi đây là cây trồng đòi hỏi việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ rất nghiêm ngặt. Hơn thế, cao su là cây trồng lâu năm nên không thể cứ trồng mà không bán được sản phẩm và chặt bỏ như chuối, dứa. Thất thu khi trồng cây cao su đã và đang đẩy không ít hộ dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tìm giải pháp để tiêu thụ mủ cao su bền vững là bài toán đang rất cần lời giải của ngành các chức năng.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw