Montenegro chính thức trở thành thành viên thứ 29 của NATO

Montenegro ngày 5/6 đã chính thức trở thành thành viên thứ 29 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tại buổi lễ ở Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Montenegro Srdjan Darmanovic đã đệ trình các văn bản gia nhập của quốc gia nhỏ bé vùng Balkan này.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Montenegro Dusko Markovic khẳng định, đây là một sự kiện lịch sử cho một đất nước đã nếm trải nhiều hy sinh, mất mát trong thế kỷ 19 và 20 để bảo vệ quyền được có một cuộc sống tự do, quyền tự quyết định tương lai, được thế giới công nhận bằng chính cái tên và các biểu tượng quốc gia của đất nước này.

“Hôm nay chúng tôi đã chính thức trở thành một phần của liên minh mạnh mẽ nhất. Là thành viên của NATO có nghĩa là sự ổn định lâu dài cho chúng ta, với các giá trị dân chủ ở châu Âu - Đại Tây dương gắn với xã hội và nền kinh tế hướng tới sự thịnh vượng hơn nữa”, ông Markovic nói.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định, liên minh này sẽ được hưởng lợi từ hiểu biết của Montenegro với các nước Balkan và việc Montenegro gia nhập NATO sẽ giúp ích cho sự ổn định của khu vực này cũng như hòa bình và an ninh thế giới.

Trước đó, Nga phản đối mạnh mẽ Montenegro gia nhập NATO, cho rằng việc NATO mở rộng liên minh tới các nước Đông Âu từng thuộc Liên Xô trước đây là hành động đe dọa an ninh của Nga.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw