Món đậu phụ nhự của người Nùng

LCĐT - Phải mất nửa năm để ngâm gia vị mới có thể mang ra ăn liền hoặc làm thành các món ăn với cơm gạo nương dẻo thơm. Qua rất nhiều khâu chế biến kỳ công, đồng bào Nùng ở vùng “cao nguyên trắng” Bắc Hà đã tạo ra món ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình từ hạt đậu tương tự tay bà con trồng trên nương - món đậu phụ nhự của người Nùng.

Món đậu phụ nhự của người Nùng ảnh 1
Năm nào ông Vàng Văn Lùng cũng làm đậu phụ nhự để bán.

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở vùng cao Bắc Hà, người Nùng ở Tà Chải cũng có vốn văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn ngon, trong đó có nhiều món ăn độc đáo chế biến từ hạt đậu tương bản địa trồng trên nương như: đậu phụ, giá đậu tương, mầm đậu tương, đậu xị và đậu phụ nhự. Món đậu phụ nhự được xem như một món ăn độc đáo và kỳ công nhất, bởi phải mất nửa năm để ủ mới có thể dùng để ăn được…

Được ông bà, bố mẹ truyền nghề từ khi còn nhỏ, ông Vàng Văn Lùng, dân tộc Nùng ở thôn Na Khèo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà vẫn duy trì cho đến bây giờ nghề làm đậu phụ nhự. Năm nào cũng vậy, cứ tầm tháng 11, sau khi thu hoạch xong vụ lúa mùa, tiết trời bắt đầu lành lạnh, ông Lùng lại chuẩn bị đồ nghề để làm đậu phụ nhự. Các công đoạn làm được một mẻ đậu phụ nhự rất cầu kỳ. Đậu tương trồng trên nương được nắng vàng óng cho vào xay và ép thành đậu phụ. Sau đó, ông Lùng xắt thành những miếng đậu phụ vuông nhỏ, phơi khô sém miếng đậu dưới nắng trời. Ông Lùng bảo, người Nùng thường phơi đậu trên rơm hoặc đan phên nứa để đặt đậu lên phơi. Sau khi phơi đậu vừa sém cạnh, cho đậu vào chum ủ lên men mốc khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Khi ủ đậu lên mốc, đem đậu ra rửa sạch, rồi cho vào trộn với gia vị. Khi trộn các loại gia vị gia truyền, cho thêm rượu trắng vào để ướp cho dậy mùi. Gia vị để ngâm đậu thành đậu phụ nhự là ớt khô nghiền thành bột hoặc giã nhỏ, vỏ cam phơi khô nghiền nhỏ, hạt xẻn, hạt dổi, hoa hồi…Cho tất cả vào ướp và ngâm, chia nhỏ ra từng lọ (khoảng 1 kg/lọ) để trong khoảng thời gian 6 tháng mới mang ra dùng.

Bí quyết để làm một mẻ đậu phụ nhự ngon mềm, hương vị đặc trưng, ngoài biết cách pha chế các loại gia vị từ thảo dược như đã kể trên, trong khâu chế biến còn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và dùng đồ nghề làm đậu phải dùng riêng, không dùng chung với các đồ dùng khác. Làm xong mỗi mẻ đậu phụ nhự là phải vệ sinh và cất đồ nghề đi để năm sau mang ra dùng. Khi ngâm đậu phụ tuyệt đối không để dính dầu mỡ.  Ông Vàng Văn Lùng cho biết thêm, năm ngoái, gia đình làm 4 tạ đậu xị, 2,5 tạ đậu phụ nhự mà không đủ bán. Năm nay, làm hơn 2 tạ đậu phụ nhự, hiện tại đã bắt đầu ngấu và ăn ngon rồi. Cứ 1 kg đậu tươi, ông Lùng chế biến được 2 hộp đậu phụ nhự. Bình quân giá bán 1 hộp đậu phụ nhự (khoảng 1 kg) là 100 nghìn đồng. Kỳ thực, làm món đậu phụ nhự kỳ công mà cũng không phải có nhiều lãi như làm các nghề khác, nhưng ông Lùng vẫn muốn giữ nghề truyền thống.

Thời gian đầu, có những năm, thời tiết không thuận, cũng có những mẻ đậu phụ chế biến không thành công, phải bỏ hết. Thế rồi, cứ chắt chiu kinh nghiệm qua những lần ủ, ngâm và gia giảm các loại gia vị, giờ đây sản phẩm đậu phụ nhự của gia đình ông Lùng đã có tiếng ở đất Bắc Hà, rất nhiều người “nghiện” món ăn này đã không quên đến mùa lại lên đặt mua mang về. Ông Lùng bảo: Gia vị để ngâm đậu phụ nhự gần giống với gia vị để chế biến món khâu nhục, món thịt nướng của người Nùng… Tuy nhiên, món đậu phụ nhự phải mất 6 tháng ngâm ủ mới ăn ngon được. Ở thôn người Nùng - Na Khèo, hầu như nhà nào cũng biết làm món đậu phụ nhự để phục vụ bữa ăn  trong gia đình và những dịp gia đình có cỗ.

Món đậu phụ nhự thường được người Nùng ăn với cơm trắng để nguội. Đây là món ăn ngày trước thời ông bà, bố mẹ của ông Lùng thường dùng để mang đi làm nương xa. Ngày nay, món đậu phụ nhự lại trở thành món ăn đặc sản của vùng cao Bắc Hà. Nếu như món đậu xị không thể thiếu trong gia vị chấm của thịt luộc hoặc trong món phở trộn trứ danh Bắc Hà, thì đậu phụ nhự cũng được xem là món ăn truyền thống, dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Không chỉ mang ý nghĩa gìn giữ bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, ông Vàng Văn Lùng và không ít người Nùng ở xã Tà Chải, Bắc Hà còn có thêm một khoản thu nhập từ nghề truyền thống này - nghề làm đậu phụ nhự.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

fb yt zl tw