Mạng lưới phóng viên điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã

Với sự tài trợ của USAID, mạng lưới phóng viên, nhà báo điều tra về phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã ra mắt tại Hà Nội.

Thả động vật hoang dã về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Sáng 13.6, phát biểu tại Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của phóng viên, nhà báo trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phép", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT (Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng cai), Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Tổ chức TRAFFIC International và Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp tổ chức; ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh:

Một trong những nội dung trọng tâm của dự án là kiện toàn, mở rộng, phát triển mạng lưới phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã, thúc đẩy nỗ lực của khối nhà nước, tư nhân trong đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã nhằm phát hiện, đưa tin về tội phạm động vật hoang dã.

Mạng lưới nhà báo góp phần ngăn chặn nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.

Thành viên của mạng lưới bao gồm các nhà báo, phóng viên độc lập, có chuyên môn hoặc quan tâm về hoạt động điều tra, viết bài về nội dung chống buôn bán động vật hang dã trái pháp luật.

"Tham gia mạng lưới, các nhà báo, phóng viên được đào tạo, tập huấn về kiến thức, kinh nghiệm điều tra các hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là động vật hoang dã nguy cấp" - ông Lê Trọng Đảm nhấn mạnh.

Cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) tháo gỡ bẫy thú.

Theo đó, thông qua sự hỗ trợ về kỹ thuật từ “Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do USAID tài trợ, mạng lưới sẽ là không gian, cầu nối để các nhà báo, phóng viên cùng chia sẻ thông tin, tăng cường năng lực, hỗ trợ và phối hợp thực hiện các hoạt động báo chí, truyền thông, góp phần ngăn chặn nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam.

Bà Trần Thị Nam Hà - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Trung ương Dự án Bảo vệ Động vật hoang da nguy cấp.

Các nhà báo trong mạng lưới sẽ chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực về khung pháp lý, chính sách về bảo tồn động vật hoang dã, cũng như kỹ năng điều tra, viết tin bài, tham gia phát hiện và theo sát việc xử lý các vụ vi phạm về động vật hoang dã của cơ quan chức năng. Qua đó, vận động sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành trung ương và địa phương, giải quyết nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và thiết thực về báo chí, truyền thông nhằm tăng cường khai thác và đưa tin về nội dung buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Bà Trần Thị Nam Hà - Phó Trưởng Ban quản lý các dự án lâm nghiệp - Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án Trung ương Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp cho hay: Bộ NNPTNT và USAID đã ký kết, phê duyệt triển khai Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Việt Nam trong giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Báo Lao động null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw