Lừa đảo từ thiện và ép giá nhu yếu phẩm: Những hành vi vô đạo đức giữa mùa mưa lũ!

Lợi dụng các tỉnh phía Bắc ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, một số đối tượng đã lừa đảo việc kêu gọi ủng hộ, từ thiện, một số người thì tăng giá nhu yếu phẩm.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến không ít gia đình rơi vào cảnh mất nhà cửa, tài sản, cần sự giúp đỡ khẩn cấp. Tuy nhiên, đáng buồn thay, bên cạnh những tấm lòng hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ, không ít kẻ xấu đã lợi dụng tình cảnh khó khăn này để trục lợi từ lòng tin của người dân.

Lừa đảo qua các trang mạng xã hội

Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã phát đi cảnh báo về các Fanpage giả mạo trên mạng xã hội Facebook. Một trong những trường hợp nổi cộm là việc các đối tượng giả danh Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để kêu gọi quyên góp từ thiện nhằm ủng hộ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Điều này đã khiến không ít người dân bị lừa, gửi tiền đóng góp với mong muốn giúp đỡ người khác nhưng thực chất lại rơi vào tay những kẻ lừa đảo.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã phát đi cảnh báo về các Fanpage giả mạo trên mạng xã hội Facebook (Ảnh màn hình).
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã phát đi cảnh báo về các Fanpage giả mạo trên mạng xã hội Facebook (Ảnh màn hình).

Tình trạng này không chỉ dừng lại ở tỉnh Quảng Ninh. Tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, một Fanpage trên Facebook đã giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của huyện này, kêu gọi người dân đóng góp hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu. Đây là một sự vụ hết sức nghiêm trọng, bởi nó không chỉ làm xói mòn lòng tin của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các gia đình đang gặp nạn.

Các đối tượng lừa đảo sử dụng những hình ảnh, thông tin tương tự như các trang chính thống để kêu gọi những người có lòng tốt chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, nhằm chiếm đoạt tài sản.

Fanpage trên Facebook đã giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Ảnh màn hình).
Fanpage trên Facebook đã giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Ảnh màn hình).

Ngoài các chiêu trò giả mạo tổ chức, cá nhân uy tín trên mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng gọi điện thoại trực tiếp. Điển hình như trường hợp của anh N.T.N, một người dân đã chia sẻ về việc anh nhận được cuộc gọi từ một nhóm xưng là thiện nguyện, kêu gọi quyên góp tiền mặt để hỗ trợ các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh và Yên Bái – những nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ mưa lũ. Đáng chú ý, nhóm này chỉ yêu cầu quyên góp tiền, không nhận hàng hóa cứu trợ, càng làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch.

Ngoài trường hợp trên của anh N, tình trạng lừa đảo qua hình thức hack tài khoản cá nhân để kêu gọi quyên góp từ thiện đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Kẻ gian đã tấn công các tài khoản Facebook, đặc biệt là những người có uy tín hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện. Sau khi chiếm đoạt tài khoản, chúng đăng tải các bài viết kêu gọi hỗ trợ, lợi dụng lòng tin của bạn bè và người quen của nạn nhân để quyên góp tiền. Thậm chí, các thông tin như hình ảnh vùng lũ, video cứu hộ còn được sử dụng để tăng độ chân thật, khiến nhiều người không kịp kiểm chứng đã chuyển khoản ủng hộ. Đây là hình thức lừa đảo nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn làm suy giảm niềm tin của cộng đồng trong những lúc cần sự giúp đỡ nhất.

Những chiêu trò lừa đảo này không chỉ nhắm vào những người dân có lòng hảo tâm mà còn đánh vào tâm lý lo lắng và mong muốn giúp đỡ của cộng đồng. Chúng sử dụng thông tin về những vùng đang gặp khó khăn như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, nơi nhiều gia đình mất hết tài sản vì lũ lớn để dễ dàng khiến người dân rơi vào bẫy.

Tăng giá nhu yếu phẩm cứu hộ – một hình thức trục lợi khác

Bên cạnh các chiêu trò lừa đảo qua mạng, những ngày gần đây còn xuất hiện thêm một số thành phần lợi dụng tình hình thiên tai để trục lợi bằng cách tăng giá các nhu yếu phẩm thiết yếu. Trong thời gian bão lũ, người dân vùng thiên tai cần nước sạch, lương thực, thuốc men và nhiều vật dụng khác để duy trì cuộc sống và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, có những kẻ đã đẩy giá lên cao gấp đôi, thậm chí gấp ba, so với giá trị thực tế.

Giá áo phao được đẩy lên 2-3 lần trong những ngày mưa bão (Ảnh màn hình).
Giá áo phao được đẩy lên 2-3 lần trong những ngày mưa bão (Ảnh màn hình).

Đặc biệt là mặt hàng áo phao cứu hộ được rao bán với giá lên đến 80-100 nghìn đồng/chiếc (giá bình thường 30-50 nghìn), gây khó khăn cho những gia đình ở vùng lũ đang cần gấp để đảm bảo an toàn. Tình trạng này không chỉ tạo thêm gánh nặng tài chính cho người dân mà còn làm dấy lên làn sóng phản đối đối với các nhà bán hàng trục lợi trên sự đau khổ của đồng bào. Việc tăng giá bất hợp lý các mặt hàng cứu trợ thiết yếu trong thời điểm thiên tai không chỉ vô đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, cần được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Một số nghệ sĩ đã đăng tải trên trang cá nhân, bày tỏ sự phẫn nộ trước việc các nhà bán hàng lợi dụng cơ hội để nâng giá áo phao lên mức không tưởng, khiến người dân ở những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai khó có thể tiếp cận với các nhu yếu phẩm thiết yếu. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng không nên ủng hộ những hành vi trục lợi này và khuyến khích mọi người tìm đến các kênh mua hàng cứu trợ uy tín, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý những đơn vị tăng giá không hợp lý trong thời điểm khó khăn.

Trước tình trạng trên, các cơ quan chức năng đã và đang tăng cường các biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động từ thiện, nhất là trên không gian mạng. Sự chung tay hỗ trợ từ cộng đồng là vô cùng quý giá ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cần phải hết sức cảnh giác với những kẻ lợi dụng tình thế để trục lợi cá nhân, từ việc lừa đảo qua mạng xã hội đến tăng giá nhu yếu phẩm. Lòng tốt cần được trao gửi đúng nơi, để thực sự có thể giúp đỡ những người đang cần.

Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu và xây dựng các phương án ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ tất cả các loại hình báo chí, không chỉ báo in. Cụ thể, Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Đối với báo in, mức thuế suất ưu đãi 10% sẽ được giữ nguyên như hiện hành.

Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án: Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án tuần này, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện: "Lời thú tội của kẻ giết cha". Để đảm bảo bí mật, quyền riêng tư nhân thân, chúng tôi đã đặt lại tên các nhân vật. Câu chuyện kể về một buổi chiều mưa tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), Nam - thợ cơ khí trẻ đã giết cha ruột là ông Tiến trong cơn tức giận do cha liên tục chửi mắng và đòi tiền mua ma túy. Ông Tiến nghiện ngập khiến gia đình Nam khốn khó suốt nhiều năm. Sau khi gây án, Nam đã đến công an đầu thú. 

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

fbytzltw