Lừa đảo mua bán người xuyên quốc gia từ mạng xã hội

Tội phạm mua bán người xuyên quốc gia đang lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, dụ dỗ nạn nhân vào cảnh lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục, gây khó khăn trong điều tra.

Theo thông tin từ Bộ Công an, tội phạm mua bán người xuyên quốc gia hiện nay đang lợi dụng tối đa công nghệ, đặc biệt là các mạng xã hội, để thực hiện các hành vi tội phạm này một cách nhanh chóng và khó bị phát hiện hơn trước. Việc lợi dụng tính ẩn danh trên mạng xã hội đã tạo ra nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, điều tra và truy tố các đối tượng tội phạm.

Các đối tượng thường xuyên tạo ra những cơ hội việc làm hấp dẫn, những lời hứa hẹn thu nhập cao để dụ dỗ nạn nhân, qua đó đẩy họ vào tình cảnh bị cưỡng bức lao động hoặc thậm chí là bị bóc lột tình dục. Từ những lời mời gọi từ các trang mạng xã hội, nhiều người không ngần ngại tìm kiếm cơ hội đổi đời, nhưng lại không lường trước được sự nguy hiểm từ những đối tượng xấu.

Một trong những trường hợp điển hình là câu chuyện của một người đàn ông đã tìm được công việc tại Campuchia qua mạng xã hội. Với hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đã quyết định đi theo lời mời gọi của một người quen trên mạng xã hội mà không hề biết rõ công việc đó là gì. Khi đến bến xe An tại TP Hồ Chí Minh để tiếp tục đi tiếp, anh đã bị lừa bán sang nước ngoài.

"Không hỏi công việc đó như thế nào, nghe đồng tiền lớn quá nên cứ thế đi thôi. Họ gài mình vào thế không thể xuống xe được nữa. Nhiều nạn nhân khác cũng được đưa sang đây từ những trang mạng xã hội như vậy" - Nạn nhân bị mua bán người cho biết.

Không giống như trước đây, các đường dây mua bán người chủ yếu lợi dụng các con đường bất hợp pháp, thì giờ đây, một số nạn nhân bị lừa bán lại đi theo con đường hợp pháp. Họ tự nguyện đăng ký tham gia vào công việc và chuẩn bị đi lao động hợp pháp, nhưng khi sang đến nơi lại rơi vào tay các đối tượng tội phạm. Một số nạn nhân thậm chí bị dụ dỗ bởi chính những người quen hoặc cùng quê với họ.

Các nạn nhân này sau khi đến nơi mới nhận ra mình đang bị ép buộc tham gia vào các hoạt động lừa đảo qua mạng, trong đó có việc lừa tình qua mạng. Thậm chí, nhiều người bị bạo hành, đánh đập và chịu đựng những hình thức tra tấn dã man. Những người không thể hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị xử phạt rất nặng, với nhiều nạn nhân bị đánh đập, chích điện, hoặc bị cắt ngón tay ngón chân. Họ bị giam cầm, không được bước ra ngoài, và không biết gì về thời tiết ngoài khuôn viên công ty.

Điều đáng nói là không ít nạn nhân sau khi bị lừa bán, họ buộc phải tham gia vào các hành vi phạm pháp để bảo vệ bản thân. Điều này khiến cho họ không dám tố cáo, vì sợ bị xem là tội phạm.

Theo ông Nguyễn Công Long, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho biết: "Số vụ phát hiện khởi tố không nhiều. Họ là nạn nhân thực sự nhưng không làm rõ được. 1 nạn nhân phải có 1 vụ án cụ thể nào đó. Điều chúng tôi trăn trở nhất là phòng ngừa ngăn chặn từ xa. Bản thân từng người dân từng thành viên gia đình cần ý thức về việc này".

Phối hợp chia sẻ thông tin, hợp tác quốc tế trong điều tra, dẫn độ tội phạm, đang là 1 trong giải pháp được Bộ Công an đẩy mạnh để kịp thời xử lý đối tượng phạm tội và bảo vệ nạn nhân.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw