Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

Hàng hóa được các nhà hảo tâm gửi đến thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), nơi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng sáng 10/9.
Hàng hóa được các nhà hảo tâm gửi đến thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), nơi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng sáng 10/9.

Những hành vi nêu trên có vi phạm pháp luật hình sự hay không? Và các đối tượng vi phạm có thể đối mặt với hình phạt nào? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

PV: Luật sư đánh giá thế nào về hành vi một số đối tượng lợi dụng thiên tai, bão lũ để kêu gọi, quyên góp ủng hộ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện những ngày vừa qua?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Tôi cho rằng hành vi lợi dụng tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của những người sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho đồng bào vùng lũ để lừa đảo, trục lợi phải coi là tội ác, cần phải lên án mạnh mẽ và “mạnh tay” ngăn chặn kịp thời. Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, lập giao diện, thông tin giống các trang chính thống, thậm chí mạo danh cả MTTQ Việt Nam các cấp để kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân các đối tượng để chiếm đoạt. Các đối tượng còn đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội kèm hình ảnh đau thương được tạo ra bằng công cụ AI, qua đó lợi dụng lòng thương để lừa người khác chuyển tiền từ thiện rồi chiếm đoạt.

Không chỉ lập các trang thông tin giả mạo, các đối tượng còn dùng các số máy điện thoại, giả mạo cơ quan, đơn vị, tổ chức có uy tín để gọi điện kêu gọi tổ chức, người dân ủng hộ với mục đích trục lợi cá nhân khiến nhân dân hoang mang, không biết đâu là thật, đâu là giả. Thực tế đã có nhiều tổ chức, cá nhân bị mắc lừa, chuyển tiền vào các tài khoản giả mạo mà đối tượng lừa đảo đưa ra.

Các hành vi trên không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho những người quyên góp mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị mạo danh, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các hoạt động từ thiện chân chính. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến công tác khắc phục bão lũ và gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng thiên tai để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như thế nào, thưa ông?

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp tiền, tài sản để ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai mà không tuân thủ các quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ, thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp lợi dụng thiên tai dịch bệnh để đưa ra thông tin gian dối, mạo danh cơ quan tổ chức để tiếp nhận tiền, tài sản của người khác rồi chiếm đoạt thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với hình phạt ít nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng (dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng).

Trường hợp phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt... thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh... có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Người nào phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp... thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Sau khi UBTƯ MTTQ Việt Nam công khai sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ, dư luận xôn xao và bức xúc khi phát hiện một số cá nhân sử dụng chiêu trò chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “làm màu”. Việc gian dối, sửa con số đó có bị xử phạt không, nếu có thì mức độ xử lý như thế nào?

- Số tiền mỗi cá nhân ủng hộ với đồng bào vùng lũ giúp họ vượt qua khó khăn, dù ít hay nhiều đều là tấm lòng, sự sẻ chia, yêu thương rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu sửa biên lai chuyển tiền, photoshop biên lai để tăng số tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội để “làm màu”, “câu like”, đánh bóng tên tuổi bản thân thì không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi có dấu hiệu của tội làm giả tài liệu và đưa tin sai sự thật. Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa biên lai chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp hành vi làm giả biên lai chuyển tiền rồi đăng lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5 - 10 triệu đồng với cá nhân.

Nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa biên lai chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt động thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm biên lai giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

fb yt zl tw