Lo COVID-19 trở lại, Mỹ chạy đua tiêm vắc-xin mới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18-4 cho rằng đại dịch COVID-19 có thể còn biến động nhiều trước khi ổn định thành một mô hình có thể dự đoán được.

Trong 28 ngày qua, hơn 23.000 ca tử vong và 3 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trong bối cảnh số lượng xét nghiệm đã giảm đi đáng kể. Giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói trong một cuộc họp báo hôm 18-4: "Vẫn còn rất nhiều người chết và nhiễm bệnh".

Ông Ryan cho hay COVID-19 không chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn đặc hữu, thay vào đó chuyển sang giai đoạn hoạt động ở mức độ thấp với các đỉnh dịch có khả năng xảy ra theo mùa.

Chuyên gia này cho rằng nhiều khả năng thế giới còn trải qua một con đường chông gai trước khi hướng tới một mô hình dễ đoán hơn. Ông Ryan nhận định COVID-19 sẽ không bị tiêu diệt và giống như bệnh cúm, nó vẫn gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương.

Mỹ cho phép tiêm thêm một liều tăng cường khác của vắc-xin Pfizer và Moderna ngừa COVID-19 cho người Mỹ cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Trước nguy cơ làn sóng ca mắc mới trở lại, các cơ quan quản lý Mỹ hôm 18-4 đã thông qua một liều tăng cường khác của vắc-xin Pfizer và Moderna ngừa COVID-19 cho người Mỹ cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã thực hiện các bước cần thiết để giúp việc tiêm phòng vắc-xin trở nên đơn giản hơn cho mọi người, khi cho rằng bất kỳ ai tiêm liều của Pfizer hoặc Moderna - cho dù đó là tiêm liều bổ sung hay lần tiêm đầu tiên - đều sẽ nhận được vắc-xin phiên bản cập nhật mới nhất chứ không giống các mũi tiêm đầu.

FDA cho rằng những người từ 65 tuổi trở lên có thể tiêm tăng cường lần nữa miễn là cách ít nhất 4 tháng kể từ liều đầu tiên của dòng vắc-xin cải tiến nhắm vào các chủng Omicron.

Theo FDA, hầu hết những người bị suy giảm miễn dịch có thể chọn liều tăng cường bổ sung đó ít nhất hai tháng sau liều tiêm đầu tiên và các liều tăng cường trong tương lai phải theo quyết định của bác sĩ.

Hiện vẫn còn quá sớm để biết liệu những người trẻ, khỏe mạnh hơn có được tiêm thêm liều tăng cường hay không nhưng liều bổ sung cho những người dễ bị tổn thương nhất là một trong số các bước mà FDA đang thực hiện để đơn giản hóa việc tiêm vắc-xin COVID-19 trong tương lai.

Báo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw