Linh vật rồng Giáp Thìn: Sáng tạo, bớt gây cười

Linh vật là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, thể hiện khát khao ấm no, hướng đến hạnh phúc của con người. Những ngày qua, hình ảnh linh vật rồng đón năm mới Giáp Thìn 2024 ở khắp mọi miền Tổ quốc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Muôn kiểu tạo hình, màu sắc, dáng vẻ, biểu cảm của tượng rồng khiến cư dân mạng thích thú, tuy thế vẫn có tượng linh vật hài hước và gây tranh cãi.

Muôn hình vạn trạng

Cuộc đua tượng linh vật ở các địa phương khá sôi động. Linh vật rồng ở Thanh Hóa gây chú ý hơn cả. Bốn tượng rồng vừa được tạo hình để chào đón Xuân Giáp Thìn năm 2024, đặt trong khuôn viên vui chơi giải trí của một doanh nghiệp ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trái với mường tượng của số đông về hình tượng rồng uy nghi, hoành tráng, bức tượng ở Thanh Hóa có phần mảnh dẻ. Cư dân mạng gọi đây là rồng còi xương, ví rồng như con lươn. Có lẽ do thợ tạo hình linh vật có kỹ thuật kém. Hoặc không ngoài khả năng đây là chủ ý của chủ khu vui chơi.

Tượng linh vật rồng đặt tại chùa Vân An (Đông Hà, Quảng Trị) có thể soán ngôi đầu bảng linh vật đẹp. Linh vật rồng được thiết kế theo màu vàng chủ đạo, cao khoảng hơn 3 mét. Tác phẩm do nghệ nhân Đinh Văn Tâm (trú tại xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) thực hiện. Hai con rồng được làm bằng vật liệu bê tông, cốt thép kiên cố. Nghệ nhân Đinh Văn Tâm cho biết, cặp tượng được làm theo đơn đặt hàng của nhà chùa. Từ những ngày đầu tháng Chạp, đội thợ của anh chạy nước rút để chế tác và hoàn thiện.

Những phác thảo đầu tiên của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 vừa được công bố cũng gây thích thú. Hình ảnh linh vật rồng là điểm nhấn ở cổng chào. Hai con rồng uốn lượn dài 100 mét, hứa hẹn tạo ấn tượng cho khách tham quan. Ngoài việc lập kỷ lục về kích thước con giáp từng xuất hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, linh vật rồng năm nay được tạo hình thân thiện với môi trường, hơn 90% chất liệu là mây tre và mành quạt nan. Nghệ nhân ở Bát Tràng cũng tạo tác ấn rồng Hoàng đế chi bảo phiên bản gốm.

Linh vật làm bằng lu độc đáo ở Bình Dương.

Ngoài ra, ở Phú Thọ, Đắk Nông, Quảng Ngãi,… tượng linh vật rồng cũng thu hút sự hiếu kỳ của người dân. Một số bức tượng rồng có biểu cảm ngạc nhiên, lạ lẫm, đường nét thiếu mềm mại gây xôn xao cõi mạng. “Rồng siêu nhân”, “rồng không ăn ảnh”, “rồng chông gai”,… là những từ được cộng đồng mạng dùng để nói về linh vật rồng có tạo hình chưa đáp ứng thẩm mỹ.

Sáng tạo đến đâu?

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội nói rằng, nên có sự phân định rạch ròi nguồn gốc của tác phẩm để tránh đưa ra phán xét, định đoạt mang tính chất thái quá.

Nghệ nhân Bát Tràng tạo đường nét lên chiếc ấn rồng bằng gốm.

“Nếu tác phẩm là trưng bày của nhà điêu khắc sẽ là câu chuyện khác, họ phải thể hiện được đẳng cấp khác. Tuy nhiên, tôi được biết một số tượng linh vật do công nhân không chuyên về thiết kế thực hiện, với mong muốn mang đến không khí chào xuân vui vẻ, lấy chỗ cho mọi người du xuân, chụp hình. Như vậy, việc làm của họ xuất phát từ cái tâm. Chúng ta nên coi trọng điều đó”, ông Nguyễn Hùng Vĩ nêu quan điểm.

Một số người lo ngại những bức tượng quá hài hước, lạ mắt khiến hình tượng linh vật trở nên méo mó, mất thẩm mỹ. Ông cho hay, nhận xét tùy thuộc theo mắt nhìn của từng người.

Rồng Việt có đặc trưng riêng

Giảng viên, họa sĩ, tiến sĩ mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế cho biết, có hai điểm dễ nhận biết rồng Việt. Rồng Việt thường ngậm ngọc chầu, đầu dưới thấp. Rồng Việt luôn cho cảm giác thăng bằng nên thường đầu ít khi ngẩng cao, lưỡi cũng không thè ra quá mức. “Các địa phương nên lưu ý khi phỏng dựng hình tượng rồng trong lịch sử, tránh làm theo những mẫu trưng bày chưa đúng”, anh nói.

Thời Lý - Trần rất phổ biến kiểu rồng đuôi cao hoặc cùng lắm bằng với đầu. “Đặc biệt, kiểu rồng thành bậc thì đầu bò xuống thấp. Một kiểu nữa thấy từ thành bậc điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long) là hàm trên rồng không có răng, chỉ có hai răng nanh. Kiểu rồng hàm trâu hàm bò này khá đặc biệt, được họa sĩ Nguyễn Thanh Long phát hiện”, TS. Trần Hậu Yên Thế nói. NGUYÊN KHÁNH

“Những bức tượng đón xuân ở các tỉnh thành là hình ảnh quen thuộc từ nhiều năm nay. Trước đây, có nhiều người thực hiện nhưng không lan truyền thông tin trên mạng xã hội, dẫn đến những ồn ào khen chê. Nếu tất cả đều đẹp, thuận mắt sẽ tốt hơn. Nhưng nếu người thực hiện làm chưa ra thần thái của linh vật, cộng đồng mạng cũng nên lựa lời bình luận, tránh vùi dập xối xả”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nói. Ông cho rằng, nghệ thuật điêu khắc cũng như văn chương, có chỗ hay chỗ dở, miễn là hướng đến “vị nhân sinh” thì đều đáng khen.

Họa sĩ Nguyễn Văn Hiệu - vừa hoàn thiện một số bức vẽ ở triển lãm Vẽ con rồng (trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám) - cho biết, đã xem một số tượng rồng ở các tỉnh thành trên mạng xã hội và thấy hầu hết đều có nét dễ thương, tích cực.

“Theo quan niệm của người châu Á, đặc biệt là người Đông Á, hình tượng con rồng hướng đến sự tích cực, an khang. Cảm nhận và trình độ thẩm mỹ của người thực hiện khác nhau sẽ cho ra những tác phẩm đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, biểu cảm… Chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng, phê phán những bức tượng quá phản cảm, biến dạng. Những tác phẩm mang thông điệp tươi vui, tích cực nên được trân trọng”, họa sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói.

Anh cho biết, để hoàn thiện tượng rồng đón năm mới, một số nghệ nhân, công nhân vẽ thiết kế 3D, sau đó dùng máy thi công, một số khác thiết kế bằng tay. Họa sĩ Nguyễn Văn Hiệu ấn tượng với tác phẩm rồng ở Vũng Tàu, làm bằng vật liệu composite. “Tượng ở Vũng Tàu có tạo hình đẹp, mang dáng dấp rồng thời Lý”, họa sĩ nói.

Hình tượng rồng Việt biến đổi qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê sơ, Lê trung hưng, Nguyễn. Vì thế khi tạo tác linh vật, các địa phương cần hướng tới ý nghĩa nhân văn, đề cao thẩm mỹ, tránh phản cảm. Các chuyên gia nhấn mạnh, cần theo quy chuẩn thẩm mỹ của từng hình tượng rồng ở thời kỳ lịch sử cụ thể, tránh mạnh ai nấy làm, biến linh vật thành trò mua vui dễ dãi.

Báo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw