Liên kết và đổi mới - hướng phát triển bền vững cho hợp tác xã

Trước những khó khăn, thách thức từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường... thời gian qua, nhiều hợp tác xã (HTX) kinh doanh yếu kém buộc phải giải thể. Song cũng có nhiều HTX với cách làm mới, năng động vẫn trụ vững, mang lại thu nhập cao cho các thành viên.

Thành công, thất bại đều từ cách nghĩ, cách làm

Với 2.500 hộ thành viên và đã kiện toàn các chức danh theo mô hình HTX kiểu mới, nhưng những năm qua, hoạt động của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Đổ, xã An Đổ (Bình Lục, Hà Nam) vẫn rất khó khăn. Cung cấp các dịch vụ về giống, phân bón và bảo vệ cây trồng cho các thành viên, song một số hoạt động của HTX lại không được nhiều thành viên ủng hộ, điển hình như việc sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa. Theo ông Đặng Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Đổ, nguyên nhân là: “Công nghệ này chỉ có thể áp dụng trên một diện tích đủ lớn, liền vùng, liền thửa nên chỉ sau một lần thử nghiệm, HTX đã phải chịu lỗ vì đóng góp không bù nổi chi phí. Quan trọng hơn là các thành viên chưa mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm. Vừa rồi, chúng tôi phối hợp với HTX bạn đưa máy cấy vào sử dụng nhưng bà con không tin tưởng”.

Khác với HTX Dịch vụ nông nghiệp An Đổ, HTX Dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) chọn cho mình một hướng đi riêng. Với 6ha trồng rau an toàn cùng hơn 70 hộ tham gia, Ban giám đốc HTX đề ra chủ trương sẽ cung cấp các loại rau VietGAP cho thị trường trong, ngoài tỉnh và một số siêu thị lớn. Để sản phẩm bảo đảm an toàn, chất lượng, HTX luôn tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo trồng đến chăm sóc, thu hoạch... nên tạo được niềm tin đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Từ năm 2017 đến nay, HTX trở thành đối tác cung cấp các sản phẩm rau an toàn như mồng tơi, mướp hương, mướp đắng, bầu và su su cho hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh. Theo anh Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã: “Tham gia HTX, các thành viên không những được mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm mà còn được cam kết đầu ra với giá cao hơn so với thị trường. Do đó, mọi chủ trương của HTX đều được bà con đồng tình ủng hộ”.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã chăm sóc rau trồng trong nhà lưới.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã chăm sóc rau trồng trong nhà lưới.

Một minh chứng nữa về sự thành công khi liên kết, đổi mới là HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Vĩnh Lập (Thanh Hà, Hải Dương). Trước đây, HTX hoạt động không mấy hiệu quả do thành viên chỉ trồng vải và cấy lúa. Vải thiều là cây ăn quả theo thời vụ nên bà con chỉ có thu nhập trong hơn một tháng vụ vải diễn ra. Từ khi kết hợp cùng HTX Nuôi trồng, chế biến rươi, cáy, nông sản sạch Vĩnh Lập, liên minh này đã mang đến thu nhập ổn định hơn cho các thành viên; giúp sản phẩm đặc sản của địa phương có đầu ra ổn định, góp phần quảng bá thương hiệu ra thị trường.

Liên kết, đổi mới là tất yếu

Đồng chí Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá: Nếu các HTX hoạt động riêng lẻ thì hiệu quả sẽ không cao so với khi liên kết thành những liên hiệp HTX. Có thể lấy ví dụ như các HTX ở Lâm Đồng, Sơn La, kết quả kinh doanh tăng lên đáng kể sau khi liên kết. Tuy nhiên, các HTX muốn liên kết cần phải có chung mục đích kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước phải có cơ chế khuyến khích phù hợp.

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, Nhà nước rất quan tâm đến kinh tế tập thể, đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực... cho khu vực này. Tuy nhiên, những vướng mắc về quy định, pháp lý khiến nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả với đồng vốn đóng góp ít ỏi từ các thành viên. Không tài sản thế chấp, không có định hướng kinh doanh khả thi, lại không tiếp cận được vốn thì không thể có động lực để chuyển đổi. Do đó, các HTX cần phải thay đổi để thoát khỏi tình trạng “bình mới, rượu cũ” mới mong tồn tại, phát triển bền vững.

Khu vực kinh tế HTX hiện thu hút sự tham gia của hơn 12,5 triệu xã viên, hộ xã viên và người lao động. Mặc dù đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới nhưng thực tế, khu vực kinh tế HTX hiện nay vẫn được đánh giá là “đông nhưng không mạnh”. Để góp phần giải quyết tình trạng này, ngoài cơ chế, chính sách của Nhà nước, đồng chí Trần Tú Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ cho rằng: “Thành viên tham gia HTX phải trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng. HTX phải thực sự trở thành cầu nối giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp tạo thành một chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Giám đốc, ban quản trị HTX phải có trình độ để lãnh đạo, quản lý, giúp HTX phát triển tốt hơn...”.

Theo Báo Nhân Dânnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw