Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh năm 2023

Sáng 16/11, tại huyện Văn Bàn, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh năm 2023 với chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg
Quang cảnh lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh năm 2023.

Tham dự lễ phát động có lãnh đạo Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Sở Y tế, Tỉnh đoàn; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lào Cai; lãnh đạo UBND huyện Văn Bàn; cùng người dân và học sinh Trường THPT thị trấn Khánh Yên (Văn Bàn).

a1.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Với chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2023 nhằm thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

3a.jpg
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 10/2023 toàn tỉnh Lào Cai có 3.358 người nhiễm HIV được phát hiện, trong đó có 1.716 người nhiễm HIV đang còn sống, 1.642 người nhiễm HIV đã tử vong. Trên địa bàn tỉnh 100% huyện, thị xã, thành phố, 87,5% số xã phường có người nhiễm. Trong đó: Thành phố Lào Cai và các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát là những địa phương trong tỉnh có người nhiễm HIV cao; tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới chiếm 76,62%.

Lây truyền HIV chủ yếu qua đường máu chiếm 60,24%, tuy nhiên trong những năm gần đây dịch HIV có xu hướng tăng nhẹ qua đường tình dục không an toàn; nhận thức về HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư vẫn còn hạn chế, nhất là trong nhóm người có nguy cơ cao. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng có liên quan vẫn còn khá nặng nề.

4.jpg
Ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ.

Những năm qua, các dịch vụ về HIV/AIDS từ can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV đã được triển khai toàn diện, hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV, hơn 1.400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone. Mỗi năm có trên 3.000 người được xét nghiệm HIV; hàng chục nghìn lượt người được tiếp cận truyền thông, chương trình bao cao su, bơm kim tiêm... Lào Cai cũng đã thực hiện chi trả điều trị HIV/AIDS thông qua bảo hiểm hiểm y tế.

Phát biểu tại buổi lễ ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Với chủ đề của Tháng hành động “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”, chúng ta cần hiểu rằng, kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng.

Đồng thời nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS, giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn, tác hại của ma tuý, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ cần có sự góp sức của cả cộng đồng trong việc chủ động triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với điều kiện của từng đơn vị mình. Thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt qua mạng internet.

6.jpg
6a.jpg
Các đại biểu tham gia diễu hành cổ động trên các đường chính thị trấn Khánh Yên (Văn Bàn).

Sau Lễ phát động cấp tỉnh, tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trọng điểm sẽ diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng, như: mít tinh, diễu hành, truyền thông, vận động và tăng cường triển khai các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS. Tôi đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động này theo kế hoạch. Thông qua Lễ phát động, kêu gọi toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và huyện Văn Bàn nói riêng tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực vào phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bát Xát có 32 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 9 xã được thụ hưởng Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Đến nay đã có 32 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập, là hạt nhân  tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

fb yt zl tw