Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023

Sáng 20/4, tại Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng, UBND tỉnh tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh với chủ đề “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
thuong1.jpg
Quang cảnh lễ phát động.

Dự buổi lễ có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh, Tỉnh đoàn và các cá nhân, tổ chức, đơn vị liên quan; đại điện lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng và hơn 1.000 cán bộ, giáo viên, học sinh các khối lớp Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng.

thuong2.jpg
Các đại biểu dự buổi lễ.

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là Thư viện tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4) như: Tổ chức ngày hội sách; triển lãm, trưng bày giới thiệu sách; quyên góp và trao tặng sách cho các em học sinh vùng cao; hỗ trợ xây dựng công trình thư viện xanh; khai trương tủ sách cơ sở và phục vụ thư viện lưu động; tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện - văn hóa xã; tổ chức luân chuyển sách lưu động phục vụ nhu cầu học tập, khơi gợi niềm đam mê đọc sách của học sinh.

Các chuỗi hoạt động này góp phần cụ thể hóa Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và Đề án Xây dựng xã hội học tập của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đặc biệt, từ năm 2021, tỉnh cũng đã tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Lào Cai, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, để những người yêu sách có thể chia sẻ những cuốn sách hay và lan tỏa thói quen đọc sách, góp phần hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

Năm 2023 là năm đầu tiên tỉnh tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc tại cấp huyện với mục tiêu lan tỏa văn hóa đọc về cơ sở. Sự kiện này sẽ được tổ chức luân phiên hằng năm tại các địa phương trong tỉnh, với phương châm “hướng về cơ sở”, tạo điều kiện để người dân vùng nông thôn, vùng khó khăn, nhất là đối tượng học sinh, đoàn viên, thanh niên, hội viên… được tiếp cận với nguồn sách hay, chất lượng, góp phần phát triển văn hóa đọc và tri thức xã hội.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Lào Cai triển khai hệ thống thư viện điện tử - thư viện số nhằm góp phần nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, hướng tới liên thông, chia sẻ tài nguyên thông tin trong toàn bộ hệ thống thư viện trường học sử dụng, hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc học đường.

z4280469508481_4ccdc6f4aaa5b10b69a78989d94c4a4b.jpg
Đồng chí Giàng Thị Dung phát biểu tại lễ phát động.

Tại lễ phát động, đồng chí Giàng Thị Dung đề nghị: Các cấp, ngành, địa phương cần truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của sách và văn hóa đọc, lan tỏa tình yêu sách trong mỗi người, đặc biệt là giới trẻ; tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực phát triển văn hóa đọc. Duy trì và phát triển hệ thống tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách lớp học, thư viện phục vụ cộng đồng… chung tay, góp sức của toàn dân trong việc xây dựng một xã hội học tập; quan tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xuất bản điện tử, phát triển công nghệ trong lĩnh vực sách để có thể tiếp cận được mọi đối tượng độc giả, vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian; tạo lập nguồn tài nguyên thông tin số, phần mềm điện tử; phát triển mạng lưới phát hành sách từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị tứ, thị trấn trong tỉnh; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đưa sách về các xã, nhất là các xã thuộc vùng khó khăn của tỉnh, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa đọc của Nhân dân; lan tỏa văn hóa đọc đến với các em học sinh vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm lan tỏa thông điệp “Tri thức là sức mạnh”.

Tại buổi lễ, đồng chí Giàng Thị Dung đã phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ II năm 2023, với mong muốn: Cuộc thi được các cấp, ngành, các nhà trường quan tâm, tạo thành phong trào rộng khắp, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước.

thuong4.jpg
thuong5.jpg

Tham gia lễ phát động, đại biểu và học sinh đã được giao lưu, nói chuyện về sách và văn hoá đọc với những giáo viên, học sinh tiêu biểu trong phong trào đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh; theo dõi tiểu phẩm ý nghĩa hưởng ứng Ngày hội đọc sách. (ảnh trên)

thuong6.jpg
thuong7.jpg
UBND tỉnh và các đơn vị trao tặng sách cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

Dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát động quyên góp sách ủng hộ các trường học vùng cao xây dựng tủ sách và nhận được hàng nghìn cuốn sách, bản tin do các đơn vị trao tặng.

Cũng tại lễ phát động, Ban Tổ chức đã trao cờ đăng cai tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 cho đại diện UBND huyện Văn Bàn.

thuong8.jpg
Học sinh trải nghiệm đọc sách tại quầy trưng bày sách của Thư viện tỉnh.

Sau lễ phát động, các đại biểu và học sinh Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng đã được giới thiệu ứng dụng hệ quản trị thư viện dùng chung VietBiblio triển khai thí điểm tại Thư viện Trường THPT số 1, huyện Bảo Thắng; tham quan triển lãm trưng bày sách báo và trải nghiệm đọc sách tại Thư viện lưu động đa phương tiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw