Lào Cai: Xây dựng các sản phẩm du lịch thiện nguyện sau bão số 3

Lào Cai đã hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai, ngành du lịch cũng vậy. Các doanh nghiệp, ban ngành và chính quyền địa phương đang dốc sức khắc phục, nhanh chóng lên phương án phục hồi ngành

Đông đảo du khách trong nước, quốc tế tham quan, chiêm bái khu du lịch tâm linh trên đỉnh Fansipan. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN

Lấy lại đà phục hồi sau bão

Tháng 9 hằng năm là thời điểm Lào Cai vào mùa cao điểm du lịch, các khách sạn thường xuyên đạt 90% công suất và khách nước ngoài chiếm đa số. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai nên du lịch Lào Cai đã chịu tổn thất nặng nề với lượng khách giảm mạnh. Từ ngày 6-12/9, lượng khách đạt xấp xỉ 66.000 lượt, giảm 72%; tổng thu từ khách du lịch đạt 229 tỷ đồng, giảm 71% so với tuần trước.

Bão đi qua, để lại mất mát, tang thương về người và cơ sở vật chất, hệ thống giao thông hư hại nghiêm trọng. Thực tế này đã ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Lào Cai, cộng với tâm lý e ngại của khách dẫn đến tình trạng hủy tour, hủy phòng trong tháng 9.

Để nhanh chóng lấy lại đà phục hồi sau thiên tai, mở cửa du lịch trên cơ sở an toàn tuyệt đối, các doanh nghiệp, cộng đồng và chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp khắc phục hậu quả, khôi phục, nâng cấp các điểm đến. Sau gần một tuần khẩn trương thực hiện, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông bị ảnh hưởng tại Sa Pa đã được khắc phục kịp thời, đảm bảo các tuyến đường chính thông suốt và an toàn. Các doanh nghiệp du lịch và cơ sở lưu trú cũng tận dụng thời gian này để nâng cấp điểm đến, cải thiện cảnh quan, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm cho du khách.

Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Sa Pa đang tích cực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Song song với việc ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, thị xã đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các điểm du lịch.

Ngày 13/9, UBND thị xã Sa Pa chính thức mở lại các điểm du lịch sau khi tiến hành rà soát và đánh giá kỹ lưỡng về độ an toàn. Các điểm du lịch tiêu biểu như khu du lịch cáp treo Sun World Fansipan Legend, Thác Bạc, Vườn đá Tả Phìn, Thung lũng Xanh, Vườn Hồng Mộng Mơ, Suối Vàng - Thác Tình yêu, Hàm Rồng và Cát Cát đã lần lượt được mở cửa đón khách trở lại.

Chị Nana đến từ Thái Lan, một trong những du khách quốc tế đầu tiên trở lại Sa Pa sau bão số 3 chia sẻ khi đi trên cabin cáp treo Fansipan: “Trước chuyến đi tôi cũng khá lo lắng nhưng khi đến đây, tôi lại thấy hoàn toàn yên tâm. Thời tiết rất đẹp, mọi thứ đã được khắc phục cơ bản như chưa từng có bão. Chúng tôi vẫn được trải nghiệm những địa điểm nổi tiếng như mong đợi”.

Chị Mai Phương (Việt kiều Mỹ) ấn tượng mạnh với nỗ lực phục hồi nhanh chóng và sự hiếu khách, lạc quan của người dân. Theo chị Phương, việc đến Sa Pa du lịch cũng là một cách tốt để ủng hộ người dân nơi đây nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật.

Trong số hàng trăm du khách đến Sa Pa sau bão, có người Việt và cả những vị khách quốc tế từ Đông Nam Á, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc)... Qua đó cho thấy sức hút mạnh mẽ của Sa Pa, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng của du khách vào công tác phục hồi sau bão của địa phương.

Xây dựng sản phẩm du lịch thiện nguyện

Đông đảo du khách trong nước, quốc tế tham quan, chiêm bái khu du lịch tâm linh trên đỉnh Fansipan. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN

Sở Du lịch Lào Cai đã lên phương án với nhiều giải pháp căn cơ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch mới; đẩy mạnh xúc tiến liên kết hợp tác du lịch; đồng thời tuyên truyền vận động cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp đoàn kết khắc phục, làm mới cảnh quan bản làng.

Sở đang nghiên cứu xây dựng tour du lịch thiện nguyện. Đây là hình thức trải nghiệm và kết hợp hỗ trợ các bản làng bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai; du lịch gắn với tham quan các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đây là loại hình du lịch còn khá mới mẻ song đang có xu hướng phát triển trở thành một hình thức phổ biến và hấp dẫn hơn tại Việt Nam.

Việc tham gia du lịch thiện nguyện mang lại nhiều lợi ích cho du khách và cộng đồng bản địa, ý nghĩa nhân văn cao đẹp, khi du khách phương xa cùng đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, địa phương và môi trường. Khi tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, du khách có cơ hội gặp gỡ và làm việc với cộng đồng bản địa, đóng góp vào việc cải thiện cuộc sống của người dân như tặng quà, giúp xây dựng nhà ở, cải tạo trường học, khám chữa bệnh, tái thiết sau thảm họa... Du khách cũng có cơ hội hiểu hơn về các vấn đề xã hội và khó khăn mà cộng đồng địa phương đang phải đối mặt. Thông qua việc tham gia các hoạt động cộng đồng, du khách có cơ hội trải nghiệm và học hỏi về văn hóa, truyền thống, lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, du lịch thiện nguyện cung cấp một môi trường mà ở đó du khách được gặp gỡ, tạo mối quan hệ với những người có chung niềm đam mê, ý thức về việc giúp đỡ cộng đồng.

Để mở đường cho các hoạt động du lịch khôi phục trở lại nhanh chóng, ngành giao thông Lào Cai đã nỗ lực khắc phục thiệt hại trên các tuyến đường, nhất là các tuyến giao thông đến trọng điểm du lịch của Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý ( Bát Xát). Tính đến 7 giờ sáng 17/9, Lào Cai có 515 vị trí bị sạt taluy dương trên các Quốc lộ 4, 4D, 4E, 279; gây ách tắc 71 vị trí; đến nay, đã khắc phục 69 vị trí, còn lại 2 vị trí đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông bước 1. Tỉnh lộ 151-162 bị sạt ta luy dương ở 825 vị trí; có 10 điểm ách tắc, đã khắc phục 2 điểm, còn 8 điểm đang thực hiện.

Sở Du lịch Lào Cai đã đề nghị UBND tỉnh có phương án đầu tư triển lãm tranh ảnh, tư liệu toàn cảnh về thiệt hại và công tác phòng, chống bão số 3 tại Nhà trưng bày triển lãm tỉnh để phục vụ nhiệm vụ chính trị và thu hút du khách. Sở cũng đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến như: Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024, Lễ hội “Thổ cẩm Tây Bắc - Sắc màu thổ cẩm Lào Cai”; liên kết, hợp tác khảo sát tại Vân Nam (Trung Quốc) có sự tham gia của các địa phương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, hợp tác với ngành đường sắt, hàng không...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Ngày 13/9, vịnh Hạ Long chính thức “mở cửa” để các tàu du lịch hoạt động trở lại bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) sau gần một tuần bị cơn bão số 3 - Yagi đổ bộ tàn phá. Nhịp sống nói chung và ngành Du lịch nói riêng đã dần bình thường trở lại ở “thành phố bên bờ di sản”.

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Nhật báo Le Figaro ngày 10/9 đã đăng bộ phim tài liệu với tiêu đề "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", phim dài 52’35 do đạo diễn Eric Bacos thực hiện đã mô tả bức tranh toàn cảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, Sa Pa phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Những ngày qua, Với tinh thần "tương thân tương ái", cộng đồng du lịch Sa Pa đã có những việc làm thiết thực, hỗ trợ gần 300 khách du lịch mắc kẹt tại địa phương.

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Rất nhiều du khách Việt Nam chọn lựa dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, hoặc dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch. Tuy nhiên nhiều điểm đến tại Việt Nam vẫn đang hiện diện khá yếu trên các nền tảng trực tuyến.

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024” cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các giải thưởng này tiếp tục mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên ăn khách.

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Sáng nay (5/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2024. Với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”, sự kiện hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá, cụ thể hoá cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải bằng 0.

fbytzltw