Làng lụa Vạn Phúc mở hội

Tối 8/11, Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông đã khai mạc với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 

Đây không chỉ là ngày hội của người làng Vạn Phúc để khoe tài dệt lụa mà còn là cơ hội để du khách gần xa được tiếp cận, nghiêm ngưỡng những sản phẩm lụa đặc sắc, độc đáo qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề.

Làng lụa Vạn Phúc mở hội ảnh 1
Không gian trưng bày đẹp mắt tại làng Vạn Phúc.

Theo Ban tổ chức, Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018 có 2 phần, lễ và hội. Năm nay, số lượng người đăng ký tham gia Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc tăng vượt trội. 

Gần 1.000 người tham gia rước lễ trong ngày đầu khai trương với chủ đề “Vạn Phúc dấu xưa”, tôn vinh Tổ nghề dệt và tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá Việt Nam... Số lượng sản phẩm dịch vụ được đánh giá là chất lượng với nhiều mẫu mã đẹp mắt.

Phần lễ rước chia làm 3 khối với nhiều nét mới. Khối rước đầu tiên tuyên truyền về truyền thống cách mạng của quê hương Vạn Phúc, giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế về lịch sử Di tích cách mạnh Nhà lưu niệm Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Khối rước thứ 2 là tân binh rước Thành hoàng làng và sắc phong. Cuối cùng là khối rước tôn vinh Tổ nghề, bao gồm: Khung dệt cổ, chị em mặc áo dài gánh lụa.

Phần hội là chương trình nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật dân tộc được diễn ra trong suốt Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018. Đó là những chương trình múa rối nước, hát quan họ, hát chầu văn tại sân đình với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca nương nổi tiếng.

Ban tổ chức cho biết, trong thời gian diễn ra sự kiện này, du khách thập phương còn được thưởng thức tài văn nghệ của người dân ở 12 tổ dân với những màn thi hấp dẫn. Các tiết mục chọn lọc đoạt giải sẽ được biểu diễn trong đêm bế mạc.

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động như: Lễ hội áo dài nhằm tôn vinh chiếc áo dài lụa Việt Nam; các trò chơi dân gian như thi tiếp sức, quay tơ, dệt lụa, vẽ tranh; tổ chức “Đêm hội vân lụa Rồng bay”, người dân Vạn Phúc sẽ trình diễn áo dài theo hình rồng bay; tổ chức phố ẩm thực, giới thiệu các món ngon đồng quê với đặc sản thịt trâu nổi tiếng của Hà Đông… 

Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018 là dịp để người dân và du khách tiếp cận với những sản phẩm lụa đẹp mắt, chất lượng do người làng Vạn Phúc thực hiện.
Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018 là dịp để người dân và du khách tiếp cận với những sản phẩm lụa đẹp mắt, chất lượng do người làng Vạn Phúc thực hiện.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn thực hiện hai phố nghề đậm chất văn hóa của Hà Đông, đó là hoa - sinh vật cảnh và phố đồ cổ - đồ xưa.

Về hoạt động giới thiệu “đặc sản” lụa Vạn Phúc, Ban tổ chức cho biết, từ nhiều ngày nay, những gia đình làm nghề dệt lụa đã thực hiện trang trí cửa hàng, chuẩn bị những sản phẩm lụa đẹp mắt, chất lượng do chính gia đình làm. Các hộ gia đình bảo đảm thực hiện việc niêm yết giá, không bán hàng giả, hàng nhái…

Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề nhằm quảng bá văn hóa ngành nghề truyền thống của Vạn Phúc, Hà Đông nói riêng; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch làng nghề truyền thống của TP Hà Nội nói chung.

Thông qua Tuần lễ, Vạn Phúc cũng thí điểm phương án thay đổi kinh doanh, duy trì thường xuyên 3 tuyến phố chính dành cho người đi bộ là: Phố lụa, phố hoa - sinh vật cảnh và phố đồ cổ - đồ xưa vào tối thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tuần lễ văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc được tổ chức từ ngày 8 đến 17/11/2018.

Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw