Lan tỏa văn hóa dân tộc qua tà áo dài Việt Nam

Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài và góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, chiều ngày 5/3, Nhà Văn hóa Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Lan tỏa văn hóa dân tộc qua tà áo dài Việt Nam”.

Sự kiện được tổ chức nhân dịp 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng thời hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025.

Nhà thiết kế áo dài Lê Sĩ Hoàng, đồng thời là Nhà sáng lập Bảo tàng Áo dài chia sẻ về áo dài tại chương trình.
Nhà thiết kế áo dài Lê Sĩ Hoàng, đồng thời là Nhà sáng lập Bảo tàng Áo dài chia sẻ về áo dài tại chương trình.

Nhà thiết kế áo dài, Thạc sĩ Lê Sĩ Hoàng, Nhà sáng lập Bảo tàng Áo dài cho biết, hiện nay, áo dài không chỉ đơn thuần là một sản phẩm tiêu dùng mà đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống người Việt. Không chỉ là trang phục truyền thống, áo dài còn mang giá trị văn hóa đặc trưng, thể hiện bản sắc dân tộc và là niềm tự hào của người Việt Nam khi xuất hiện trên trường quốc tế. Theo đó, việc mặc áo dài không còn là một phong trào nhất thời mà đã thực sự trở thành một lựa chọn yêu thích của giới trẻ, khẳng định sức sống bền vững của tà áo dài trong đời sống hiện đại.

"Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, áo dài không ngừng biến đổi để phù hợp với xu hướng, trở thành cầu nối quảng bá văn hóa Việt Nam. Nhiều du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, thường chọn áo dài như một món quà lưu niệm ý nghĩa. Không chỉ vậy, hình ảnh áo dài còn xuất hiện trong hội họa, âm nhạc, điện ảnh và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt", nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng cho biết thêm.

Với vai trò là Đại sứ áo dài, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chia sẻ mong muốn lan tỏa hình ảnh áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế, giúp cộng đồng thêm yêu mến và trân trọng giá trị truyền thống của trang phục này. Bởi chiếc áo dài không chỉ gắn bó với đời sống của người dân trong nước mà còn theo chân những người con xa xứ, trở thành biểu tượng văn hóa của người Việt trên khắp thế giới. Việc lan tỏa hình ảnh áo dài rộng rãi trong cộng đồng sẽ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hội thi với chủ đề “Hương vị bếp nhà” thu hút 80 người đăng ký tham gia.
Hội thi với chủ đề “Hương vị bếp nhà” thu hút 80 người đăng ký tham gia.

Cùng ngày, Nhà Văn hóa Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội thi với chủ đề “Hương vị bếp nhà”, thu hút 80 người tham gia, là các học viên đến từ Nhà Văn hóa Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, cùng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Tại hội thi, các chị em đã thể hiện tài năng và niềm đam mê với nghệ thuật làm bánh, xôi chè Việt Nam, đồng thời nâng cao kỹ thuật chế biến những món ăn truyền thống, góp phần bảo tồn và tôn vinh tinh hoa ẩm thực dân tộc.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw