Kiến nghị giới hạn nồng độ cồn tối thiểu khi lái xe, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, sửa đổi theo hướng có quy định giới hạn mức nồng độ cồn tối thiểu khi đi đường.

Bộ Công an yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn.

Bộ Giao thông vận tải cho biết đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình phản ánh thực tế cho thấy việc quy định tuyệt đối mà không có ngưỡng giới hạn tối thiểu nồng độ cồn bị xử phạt như hiện nay rất khó khăn cho người dân và lực lượng chức năng trong thực thi công vụ.

Cử tri lo uống rượu bia từ tối hôm trước vẫn còn nồng độ cồn vào hôm sau

Cử tri tỉnh Hòa Bình cho rằng có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông khi người lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Đây là quy định khá nghiêm khắc trong luật, áp dụng để ngăn chặn tình trạng sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông với tỉ lệ tuyệt đối mà không có nới lỏng về ngưỡng giới hạn bị xử phạt.

Tuy nhiên, kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình do Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) chuyển tới Bộ Giao thông vận tải nhận định: thực tế cho thấy việc quy định tuyệt đối mà không có ngưỡng giới hạn tối thiểu nồng độ cồn bị xử phạt như hiện nay là rất khó khăn cho người dân và lực lượng chức năng trong thực thi công vụ.

Nhiều trường hợp người dân có sử dụng rượu bia từ trưa hoặc tối hôm trước nhưng khi kiểm tra nồng độ cồn thì đa số vẫn còn nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Các trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định.

Vì vậy cử tri đề nghị điều chỉnh, sửa đổi theo hướng có quy định giới hạn mức nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp Bộ Công an nghiên cứu

Trả lời kiến nghị trên, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong quá trình xây dựng dự thảo, trình Chính phủ ban hành nghị định số 100/2019, nghị định số 123/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, bộ đã dự thảo các nội dung nêu trên để phù hợp với khoản 6, điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định hành vi bị nghiêm cấm là: "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Đồng thời Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng; xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ban ngành liên quan để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Chính phủ đồng ý ban hành.

Bộ Giao thông vận tải nhận định việc quy định như đã nêu nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, qua đó hạn chế tai nạn giao thông; người lái xe sau khi uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông.

Thực tế thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, mà nguyên nhân là do người lái xe vi phạm nồng độ cồn.

Khi lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, ý thức của người dân đã được nâng cao.

Hiện nay quy định trên tiếp tục được đưa vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw