Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Mục tiêu của kế hoạch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các cơ sở giáo dục tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch; thực hiện cải cách hành chính, nâng cao ý thức công vụ; kiên quyết xử lý những cán bộ có hành vi vi phạm, tiêu cực, gây khó khăn hoặc bao che cho đơn vị không thực hiện đúng quy định.

Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và những người quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở giáo dục tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch về việc chấp hành quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch, công tác thống kê du lịch, sự cần thiết phải duy trì và kiểm soát chất lượng dịch vụ, phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.

Tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, có văn hóa trong các cơ sở kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch. Nâng cao ý thức ứng xử văn minh, thái độ lễ phép, thân thiện phục vụ khách đối với tất cả cán bộ, nhân viên ngành du lịch.Thể hiện quyết tâm, cam kết mạnh mẽ của ngành Du lịch về nhận thức và hành động trong việc chấn chỉnh, và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch tiến tới mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên theo tinh thần Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 5.2.2025 của Chính phủ.

Đối tượng kiểm tra được nêu rõ gồm: Sở Du lịch/Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

Các hướng dẫn viên du lịch đang hành nghề tại các khu/ điểm du lịch; Các cơ sở giáo dục tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

Các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sao trong cả nước; Các cơ sở lưu trú du lịch quảng bá không đúng chất lượng dịch vụ, niêm yết không đúng hạng sao hoặc quảng bá hạng sao khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Việc kiểm tra được thực hiện tại một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Thời gian triển khai dự kiến trong Quý II, III, IV năm 2025.

Nội dung kiểm tra gồm: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, khu/điểm du lịch và lưu trú du lịch trên địa bàn; Việc chấp hành quy định của pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; Kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch về việc chấp hành các quy định pháp luật; Kiểm tra các cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ...

Bộ VHTTDL giao Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động cụ thể được phân công;

Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch theo mục đích, yêu cầu và nội dung trên; Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch tới Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

Đề nghị Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát chất lượng việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các điểm đến và hoạt động hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn; đồng thời, kiểm tra, đánh giá, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn; Phối hợp với Đoàn công tác triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

baovanhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

fb yt zl tw