Không sản xuất, sở hữu vũ khí dưới mọi hình thức

LCĐT - Việc chế tạo, tàng trữ và sử dụng súng tự chế tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm gây mất an toàn cho bản thân và người xung quanh. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn Thượng tá Hoàng Văn Dũng, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh về các giải pháp quản lý vũ khí nói chung và vũ khí tự chế nói riêng. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Phóng viên: Tại các địa bàn, thông thường những loại vũ khí tự chế chủ yếu là gì và mức độ nguy hiểm ra sao, thưa đồng chí?

Thượng tá Hoàng Văn Dũng: Trước đây, vũ khí tự chế được coi là công cụ sản xuất gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Các loại vũ khí tự chế phổ biến là súng kíp (súng hỏa mai), cung, nỏ, đao, kiếm. Thói quen của người dân miền núi là sử dụng súng kíp làm vũ khí bảo vệ nương rẫy và săn bắn, mỗi gia đình thường có một vài khẩu súng tự chế, mỗi người con trai trưởng thành đều có thể có súng tự chế.

Trong các loại đó, súng kíp vô cùng nguy hiểm, đạn được nhồi bằng nhiều viên chì hoặc gang, khi bắn ra khỏi nòng theo chùm có dạng “hoa cải” nên độ sát thương lớn, có thể gây chết người nếu bắn ở tầm gần. Ngoài ra, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện loại súng hơi tự chế có nguyên liệu nổ là hơi, cồn, gas, đạn bi sắt. Dạng súng này được chế tạo đơn giản, có thể làm bằng những vật dụng thông thường, giá rẻ nhưng độ sát thương cũng rất cao.
Phóng viên: Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nói chung và vũ khí tự chế nói riêng được PC06 thực hiện như thế nào trong thời gian qua, thưa đồng chí?

Lực lượng chức năng thu hồi súng tự chế tại xã Cốc Lầu (Bắc Hà).
Lực lượng chức năng thu hồi súng tự chế tại xã Cốc Lầu (Bắc Hà).

Thượng tá Hoàng Văn Dũng: Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là lực lượng được Nhà nước giao nhiệm vụ đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (trừ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Quốc phòng quản lý) nhằm đáp ứng yêu cầu chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự, hạn chế tai nạn xảy ra, phòng ngừa và đấu tranh trấn áp không để tội phạm lợi dụng những phương tiện đặc biệt này để hoạt động phạm pháp.

Nhiệm vụ này được tăng cường thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp, công tác quản lý có những điểm bất cập ở các địa phương, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, vũ khí, vật liệu nổ bị thất lạc sau chiến tranh và do yếu tố văn hóa, nhất là địa bàn vùng cao nên vẫn có những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Trước năm 1996, trên địa bàn tỉnh, trung bình mỗi năm có khoảng 30 vụ liên quan đến súng tự chế, làm chết từ 18 đến 20 người; giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2011, trung bình mỗi năm xảy ra từ 13 đến 15 vụ, làm chết từ 10 đến 12 người. Thời gian gần đây, con số này đã giảm rất nhiều dù nguy cơ vẫn khá phức tạp.

Để làm tốt nhiệm vụ được giao, PC06 đã tham mưu cho Công an tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an về quản lý vũ khí nói chung và súng săn miền núi nói riêng. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tự nguyện giao nộp vũ khí bằng nhiều hình thức nhằm giảm thiểu tai nạn và những vi phạm do vũ khí tự chế gây ra. Từ năm 2005 đến nay, Công an tỉnh đã vận động toàn dân giao nộp hàng vạn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chỉ tính riêng súng tự chế đã thu hồi 25.220 khẩu.

Phóng viên:Khuyến cáo của cơ quan công an như thế nào nhằm giảm tối đa hậu quả do vũ khí tự chế gây ra, thưa đồng chí?

Thượng tá Hoàng Văn Dũng: Hiện vẫn có một số người dân lén cất giấu súng tự chế để săn bắn thú và bảo vệ nương rẫy, gây hậu quả đáng tiếc. Điển hình như vụ việc xảy ra hồi trung tuần tháng 3 tại huyện Văn Bàn, khi đi săn, Giàng A Dơ (sinh 1993), xã Nậm Mả đã bắn nhầm gây tử vong đối với ông Hoàng A Lù (sinh 1967) cùng trú tại thôn.

Pháp luật nghiêm cấm sở hữu, chế tạo, mua bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bằng mọi hình thức, trong đó có súng săn. Việc sở hữu vũ khí trái phép có thể bị xử phạt hành chính đến 40 triệu đồng hoặc bị xử phạt án tù từ 3 tháng đến chung thân. Sản xuất, mua bán, tàng trữ súng săn gây nguy cơ bị tội phạm lợi dụng để phạm pháp, gây mất an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Săn bắn động vật hoang dã bằng súng săn là hành vi hủy hoại môi trường sinh thái, vi phạm pháp luật... Do đó, để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, người dân cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không sản xuất, sử dụng, tàng trữ vũ khí dưới mọi hình thức.

Phóng viên:Xin đồng chí cho biết những giải pháp được PC06 triển khai trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vũ khí?

Thượng tá Hoàng Văn Dũng: Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm sau: Tiếp tục tham mưu cho các cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật và vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí tự chế. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, điều tra, bắt giữ kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi mua, bán, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Đẩy mạnh phối hợp với các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm mua, bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ qua biên giới.

Phóng viên: Cảm ơn đồng chí đã trả lời phỏng vấn!

                                                                                                                                                                                                                                                   THU NGỌC(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Việc khóa tài khoản vĩnh viễn sẽ được thực hiện đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 3 lần trở lên.

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Văn hóa giao thông là một khái niệm đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người tự giác chấp hành tốt các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. 

fbytzltw