Không còn phân biệt giới tính giúp cộng đồng phát triển văn minh

Đẩy lùi những hệ lụy từ phân biệt giới tính, làm tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, trẻ em đã góp phần xây dựng cuộc sống của hội viên, phụ nữ, người dân thị trấn Mường Khương ngày một phát triển, văn minh, hiện đại hơn.

Tổ dân phố Na Đẩy có 151 hộ dân, 703 khẩu, 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Nùng chiếm 70%; là tổ còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao (38 hộ).

Chị Lù Thị Hoa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Na Đẩy tâm sự, ngày trước, thôn còn tình trạng phân biệt giữa nam và nữ, như: Con gái trong gia đình thường được gả chồng sớm, hoặc có ở nhà thì cũng chỉ được coi như người làm; nhiều nhà cho con đi học nhưng con gái chỉ được học hết tiểu học hoặc THCS là phải ở nhà đợi lấy chồng và làm việc nhà, còn con trai được đi học tiếp. Quan niệm gia đình phải có con trai nối dõi, nếu không có con trai sẽ bị coi thường và phải ngồi mâm dưới khi dòng họ có cỗ vẫn còn trong suy nghĩ của nhiều người.

z5984146817984-b45210f4df81dc4c4d586226ca7c264b.jpg
Phụ nữ thị trấn Mường Khương tổ chức thành công các hội thi để giao lưu, tuyên truyền về xóa bỏ định kiến giới.

"Năm 2020, trên địa bàn có 2 hộ dân cấm con gái đi học. Ngay khi phát hiện sự việc, tổ dân phố đã phối hợp với cán bộ thị trấn và giáo viên đến tận nhà để tuyên truyền, vận động. Thông qua những ví dụ cụ thể và bằng phương pháp vận động thấu tình đạt lý, 2 hộ này đã đồng ý cho con tiếp tục đi học, đồng thời cam kết không còn phân biệt giới tính giữa các con. Đến nay, 1 trong 2 cháu bị phân biệt ngày đó đang đi học nghề tại thành phố Lào Cai" - chị Lù Thị Hoa nói.

Ông Thèn Lù Sơn, Tổ trưởng tổ dân phố Na Đẩy chia sẻ, thực hiện công tác chống phân biệt giới, chi bộ, tổ dân phố, các đoàn thể chính trị đã vào cuộc quyết liệt, bám sát từng khu dân cư để tìm hiểu tâm tư của bà con, đi từng ngõ, gõ từng hộ để tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân về bình đẳng giới. Nhờ đó, 100% con em các dân tộc đều được đi học đầy đủ; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp và đi học nghề, có việc làm ổn định chiếm khoảng 20%.

Thông qua thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, tổ dân phố Na Đẩy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động. Qua đó đạt được nhiều thành tích, như: giải Nhất Hội thi Tuyên truyền về bình đẳng giới cấp huyện năm 2023; giải Nhì Hội thi Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm vận hành và kiến thức kỹ năng “Tổ truyền thông cộng đồng” năm 2024...

1.jpg
Công tác tuyên truyền về xóa bỏ định kiến giới được các đoàn thể của thị trấn thực hiện tới từng hộ dân.

Với đặc thù là vùng cao, biên giới, thị trấn Mường Khương còn 8 thôn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, tình trạng phụ nữ đi lao động xa, sinh con thứ 3 vẫn xảy ra.

Trước thực trạng trên, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn đã khắc phục mọi khó khăn, phát huy hiệu quả vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của hội viên, phụ nữ. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng nếp sống văn minh.

Cùng với đó, các cấp hội tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện hiện hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, 3 nhiệm vụ trọng tâm của hội; duy trì sinh hoạt các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp, “Nhóm cha mẹ có con từ 0 đến 8 tuổi”, “Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng”, “Tổ Phụ nữ không có con tảo hôn”, “Phụ nữ với Pháp luật”, với 685 hội viên, phụ nữ tham gia thường xuyên.

2.jpg
7.jpg
Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương thực hiện tuyên truyền tới người dân, hội viên phụ nữ bằng nhiều hình thức.

Thông qua các mô hình đã giúp nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ hội viên, phụ nữ trong việc tự chủ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Chị Sin Hoài Thu, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương cho biết, đến nay, trên địa bàn không còn tình trạng phân biệt về giới tính, các hủ tục được xóa bỏ; cuộc sống của người dân nâng lên từng ngày, văn minh, phát triển hơn.

Để có được sự thay đổi đó, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền theo hướng sâu sát cơ sở.Cùng với đó, cụ thể hoá các chương trình, kế hoạch, mô hình của hội cấp trên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chú trọng công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả; chú trọng vận động tập hợp hội viên, phụ nữ; làm tốt công tác nắm tình hình cơ sở, giải quyết kịp thời những bức xúc của hội viên, phụ nữ…

Trong 5 năm trở lại đây Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương đã nhận được nhiều khen thưởng từ các cấp, như: năm 2021, nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, giai đoạn 2016 - 2021; năm 2022, nhận Bằng khen của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác hội, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78 của Chính phủ; nhiều Giấy khen của Huyện ủy, UBND huyện Mường Khương trong công tác phụ nữ và phòng, chống tảo hôn, bình đẳng giới...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Trà Chẩu từng bước thay đổi nhận thức

Phụ nữ Trà Chẩu từng bước thay đổi nhận thức

Thời gian qua, Chi hội Phụ nữ thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc

Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc

“Chia sẻ việc nhà - gia đình hạnh phúc” là thông điệp được định hướng tại Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Dự án 8 và nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở Xuân Giao

Dự án 8 và nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở Xuân Giao

Xuất phát điểm là xã có nhiều khó khăn, đến nay Xuân Giao (huyện Bảo Thắng) được lựa chọn là một trong những xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 4%, hộ cận nghèo còn 6,9%. Góp phần quan trọng trong thành tích đó phải kể đến các phong trào thi đua sổi nổi của các cấp hội phụ nữ, điểm nhấn là Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

[Ảnh] Phụ nữ xã Thẳm Dương xây dựng nếp sống văn minh

Hưởng ứng phong trào cải tạo không gian sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, thời gian qua, các hội viên Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (Văn Bàn) đã tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ở Thẳm Dương có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Tọa đàm: Kết quả triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tọa đàm: Kết quả triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” - gọi chung là Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực thực hiện. Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về nội dung này.

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ Lào Cai “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống

Tìm về khắp nẻo từ vùng thấp đến vùng cao, qua mỗi miền văn hóa, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã và đang miệt mài “giữ lửa” nghề làm trang phục truyền thống. Với đôi tay khéo léo, họ là chủ thể chính trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nối dài sợi dây văn hóa ngàn đời.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

fbytzltw