Khởi tố, bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển

VOV.VN - Cựu nhà báo Trương Huy San (còn được biết đến là Osin Huy Đức) và luật sư Trần Đình Triển vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, nhà chức trách ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San. Bị can Trương Huy San bị điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Bị can Trương Huy San và Trần Đình Triển.

Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, bị can Trương Huy San và Trần Đình Triển đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đăng tải các bài viết trên mạng xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra, bước đầu tại cơ quan điều tra, ông Trương Huy San và Trần Đình Triển đã thành khẩn khai báo, chấp hành các quy định tại nơi giam giữ.

Cơ quan điều tra cũng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Trương Huy San và Trần Đình Triển.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với bẫy lừa đảo liên quan đến xem bói, nợ cước điện thoại, xác thực tài khoản ngân hàng

Cẩn trọng với bẫy lừa đảo liên quan đến xem bói, nợ cước điện thoại, xác thực tài khoản ngân hàng

Theo thông tin ghi nhận của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, lợi dụng yếu tố tâm linh khi dịp đầu năm, nhiều người đi khấn bái với mong muốn năm mới bình an, phát tài, tình trạng xem bói trực tuyến (online) trên mạng xã hội liên tục nở rộ. Nhiều hội nhóm về chủ đề này “mọc” lên với hàng trăm nghìn thành viên tham gia.

Bộ Công an hướng dẫn người dân tra cứu, nhận diện website lừa đảo

Bộ Công an hướng dẫn người dân tra cứu, nhận diện website lừa đảo

Ngày 24/1, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) thông tin: Để kịp thời cảnh báo, cung cấp danh sách các trang web và liên kết độc hại giúp người dân phòng tránh, C06 đã cập nhật nội dung hướng dẫn tra cứu trang web lừa đảo do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia xây dựng.

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Thời điểm này, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm nhiều hơn, đặc biệt là mua sắm online. Đây cũng là thời điểm lừa đảo trực tuyến lại “nóng”. Do đó, người tiêu dùng cần cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo. Số liệu từ cơ quan chức năng, thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ đồng. Đáng chú ý, số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số người có thể lấy lại được tiền rất nhỏ.

fb yt zl tw