Khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố 34 bị can tại 24 tỉnh, thành phố trong chuyên án đấu tranh, triệt xóa đường dây hoạt động phạm tội lừa đảo trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao có quy mô lớn với số tiền chiếm đoạt hơn 16,4 tỷ đồng.

Nhóm đối tượng bị khởi tố, bắt giam.

Nhóm bị can trên đa số có độ tuổi dưới 30 tuổi, bị khởi tố liên quan các tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và đánh bạc".

Từ cuối tháng 11/2022 đến nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cùng các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, làm rõ phương thức, thủ đoạn, hành vi phạm tội, bắt giữ các đối tượng phạm pháp, trong đó các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Mở rộng điều tra, lực lượng Công an cũng đã làm rõ, khởi tố nhiều bị can khác liên quan đến tội đánh bạc trên không gian mạng.

Đây là đường dây phạm tội lừa đảo có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội mới, chưa từng xảy ra. Các đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, lợi dụng các sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý cho vay trực tuyến để lừa đảo chiếm đoạt tiền của Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (Công ty Fe Credit). Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, mua bán dữ liệu cá nhân, thuê tài khoản ngân hàng; thực hiện các chiêu thức tinh vi để kiểm tra, xác định thông tin những người đủ điều kiện vay tiền; dùng sim rác, ứng dụng, chỉnh sửa ảnh, tài liệu, làm giả hồ sơ vay tiền… để chiếm đoạt tiền của Công ty Fe Credit.

Những cá nhân bị đối tượng lợi dụng lấy thông tin ký hợp đồng vay tiền nhưng không hề hay biết, họ liên tục bị phía Công ty Fe Credit đòi tiền, bị đưa vào danh sách nợ xấu, không thể tiến hành các hoạt động tín dụng thông thường.

Đối tượng H.T.B.V trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo, cùng tang vật thu giữ được tại cơ quan điều tra.

Cơ quan Công an đã xác định có 282 cá nhân bị các đối tượng lợi dụng, lấy thông tin để lập 282 hợp đồng vay tiền giả với tổng số tiền chiếm đoạt trên 16,4 tỷ đồng. Đồng thời, phong tỏa 7 tài khoản ngân hàng, tạm giữ số tiền trên 705 triệu đồng; thu giữ 1 xe ô tô, 3 máy in màu, 4 cây máy tính, 7 máy tính xách tay, 4 máy tính bảng, 157 điện thoại di động, 3 GSM Modem (khay cắm sim di động) và nhiều sổ sách, giấy tờ liên quan.

Chuyên án đang được Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục điều tra mở rộng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

fb yt zl tw